Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 0909.605.913

Đà Nẵng: 0935.072.299

04 June, 2018

Cách tính giá thành vận tải

Dưới đây là những vấn đề cơ bản nhất để tính giá thành dịch vụ vận tải. Phần còn lại, tùy thuộc vào nhận thức, mức độ hiểu biết của mỗi nhà kế toán về lĩnh vực mà mình đang làm để sao cho, khi lập định mức nhiên liệu phù hợp với thực tế kinh doanh, phù hợp với năng lực vận tải của DN, nhất là phải thuyết phục được tính thực tế của nó với các “Bác nhà thuế”.

1/ Trong lĩnh vực vận tải hành khách hay vận tải hàng hoá thì việc xác định chi phí nhiên liệu rất quan trọng, nó chiếm phần lớn trong giá thành so với doanh thu (khoảng 40% – 45%).
Việc xác định tỷ lệ chi phí nhiên liệu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại xe, tải trọng, năm SX, nước SX; Cự ly vận chuyển; Khối lượng vận chuyển …
– Khi tiến hành lập định mức Nhiên liệu cho 1 phương tiện vận tải, nhà kế căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó (100 Km tiêu hao bao nhiêu lít nhiên liệu), căn cứ vào số chuyến vận chuyển, cự ly vận chuyển (nhớ tính cả đi và về) để có khoảng cách vận chuyển bao nhiêu Km, …
– Từ đây ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc: Số Km xe chạy * (nhân) Định mức * (nhân) Số chuyến.
Lượng nhiên liệu vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra dã xuất cho khách hàng.
2/ Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ, dầu nhớt, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ, cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể, tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe.
3/ Chi phí nhân công: tiền lương, trích BHXH, BHYT, BHTN trên tiền lương của lái xe, phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cự ly vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe)
4/ Chi phí SXC:
– Chi phí khấu hao TSCĐ.
– Nếu chi phí ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu chi phí nhiểu thì phân bổ theo thời gian sử dụng (ngắn hạn hoặc dài hạn) như: Chi phí Săm lốp; Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa; Chi phí vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa phương tiện; Chi bảo trì, bảo dưỡng (khăn lau, xà phòng, xăng, hóa chất …); Các khoản phí, lệ phí giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm…

Nguồn: Gia đình kế toán

Tin Tức Khác

25 May, 2023

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh (BPR) cho doanh nghiệp một cách hiệu quả 

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh (BPR) là…

24 May, 2023

So sánh sự khác biệt giữa biểu đồ PERT và biểu đồ Gantt

Các nhà quản lý dự án đang tìm kiếm…

23 May, 2023

Quản lý kinh doanh là gì? Năng lực, trách nhiệm của nhà quản lý

Quản lý một doanh nghiệp không hề dễ dàng…

19 May, 2023

Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng vì…

18 May, 2023

5 cách để tăng cường giao tiếp nội bộ với Asia Enterprise

Giao tiếp nội bộ hiệu quả là điều vô…

28 April, 2023

Quản lý dữ liệu IoT: Những điều cần biết về Internet of Things

IoT là từ khóa đang dần trở nên phổ…

27 April, 2023

5 Cách rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả 

Bạn đã lập một kế hoạch chi tiết, phân…

26 April, 2023

Doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp như thế nào?

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay,…

20 April, 2023

7 mẹo biến hội chứng “Kẻ mạo danh” nơi công sở thành sự tự tin

Cảm giác như một kẻ lừa đảo tại nơi…