KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Bước chân vào công cuộc chuyển đổi số sẽ là con đường với nhiều chông gai, thử thách, buộc các nhà quản trị phải tìm ra những giải pháp tối ưu nhất. Vậy giải pháp nào khắc phục hiệu quả những khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh số hóa?
Một chiến lược cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số luôn là bài toán khó mà không phải nhà quản lý nào cũng tìm ra được lời giải. Bởi chuyển đổi số là cả một hành trình mà doanh nghiệp cần phải chuyển mình để thích nghi và hội nhập với những công nghệ hiện đại và tiên tiến. Và với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, thì những biến số khó khăn trong chuyển đổi số cũng đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và lớn mạnh của họ, cụ thể là:
Trở ngại về năng lực của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng và triển khai các giải pháp công nghệ vào quy trình sản xuất cũng như kinh doanh. Điều này là một trở ngại rất lớn trong việc ra quyết định chuyển đổi số cho doanh nghiệp, bởi họ không chắc chắn về lợi nhuận của các khoản đầu tư công nghệ này hay năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ đang còn yếu. Và đây cũng là một nút thắt cần được tháo gỡ để các doanh nghiệp sản xuất đều có cơ hội mở rộng quy mô, tăng trưởng vượt trội.
Hạn chế về thị trường và các giải pháp
Trên thị trường hiện nay chưa có các cơ quan, tổ chức đưa ra những đánh giá khách quan về các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp để cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin chính xác, tin cậy trước khi ra quyết định chuyển đổi số. Ngoài ra, những giải pháp chuyển đổi số cũng còn nhiều hạn chế cho doanh nghiệp sản xuất bởi tính đặc thì của ngành cao và có nhiều yêu cầu riêng biệt.
Hạn chế về nguồn lực tài chính
Bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số là doanh nghiệp phải đối diện với nỗi âu lo về mức kinh phí để đầu tư cho hạng mục này. Theo một khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, Việt Nam có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ trong hành trình chuyển đổi số là hạn chế lớn nhất mà họ gặp phải. Những loại chi phí mà doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư để chuyển đổi số sẽ bao gồm: Chi phí thay đổi quy trình, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo nhân sự,… để có thể áp dụng và từng bước hội nhập với thời đại số hóa.
Thiếu hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy chuyển đổi số
Một hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh là một bệ phóng tích cực cho những bước đi của các doanh nghiệp sản xuất. Thế nhưng, ở Việt Nam, môi trường kinh tế số đang còn khá khiêm tốn, các giải pháp công nghệ còn hạn chế về khả năng tích hợp với nhiều phần mềm, nhà cung cấp dịch vụ khác để đồng nhất thông tin, dữ liệu cho khách hàng. Đây là một điểm khó khăn cho các nhà quản trị khi ra quyết định lựa chọn chuyển đổi số, hay tiếp tục đi theo những phương thức sản xuất truyền thống để kiểm soát thông tin thủ công.
Với những khó khăn, thử thách đó, ASIASOFT mang đến những giải pháp phần mềm thông minh dành riêng cho đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam – Các sản phẩm của AsiaSoft mang đầy đủ những tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tốt ưu quy trình, kiểm soát tốt định mức sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thời đại số hóa.