6 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp 2023
Chuyển đổi số đã không còn là khái niệm mới mẻ với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, làn sóng chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và trở thành lựa chọn mang tính “sống còn” cho các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trong kỷ nguyên 4.0.
Cùng tìm hiểu và nắm bắt xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp mới nhất trong năm 2023 qua bài viết dưới đây!
Tổng quan về chuyển đổi số 2023
Chuyển đổi số doanh nghiệp trong năm 2023 với mục tiêu thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hiệu quả
Dưới góc độ của doanh nghiệp, chuyển đổi số là hoạt động tích hợp các giải pháp số vào hoạt động vận hành, làm thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp đó bằng cách tạo ra quy trình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và văn hóa của tổ chức. Chuyển đổi số không chỉ tái tạo phương pháp truyền thống mà sáng tạo phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và thị trường.
Theo nghiên cứu mới nhất của MuleSoft – Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa cho thấy: Thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hiệu quả sẽ là những mục tiêu quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp trong năm 2023.
Năm 2023 được dự đoán là một năm với nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi áp lực lạm phát, những khó khăn trong chuỗi cung ứng và sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng. Đứng trước những thử thách đó, doanh nghiệp có xu hướng thay đổi lập trường từ tăng trưởng mạnh sang tối ưu vận hành, tiết kiệm nguồn lực. Chuyển đổi số thành công sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu trên và có thêm lợi thế trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt.
Tiếp nối sự phát triển của các công nghệ và xu hướng chuyển đổi số của năm 2022, một vài xu hướng nổi bật được các doanh nghiệp chú trọng trong năm tới có thể kể đến:
- Chuyển đổi tập trung tối ưu chi phí;
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với làm việc từ xa;
- Tự động hóa quy trình;
- Low code (mã hóa người sử dụng cuối);
- Chuyển đổi số tập trung vào tính ổn định, bền vững;
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) và trải nghiệm nhân viên (Employee Experience).
Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp 2023
- Chuyển đổi tập trung tối ưu chi phí
Doanh nghiệp 2023 thích ứng với suy thoái kinh tế bằng chiến lược tối ưu chi phí
Trong thời kỳ suy thoái tài chính, các công ty trên toàn thế giới bắt buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn liên quan đến vấn đề ngân sách và nhắm đến mục tiêu thúc đẩy hiệu quả hoạt động với mức chi phí thấp nhất.
Theo khảo sát của Deloitte, 53% tổ chức đã bắt đầu triển khai tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và dự kiến sẽ tăng lên 72% trong vòng 2 năm tới do nhận thức được tiềm năng của RPA trong việc cải thiện hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí của doanh nghiệp.
Việc áp dụng tự động hóa này cũng thúc đẩy doanh nghiệp lên kế hoạch trong việc thực hiện chiến lược tối ưu chi phí. Theo dự báo của Gartner, đến cuối năm 2023, 60% doanh nghiệp áp dụng xu hướng vận hành mới này sẽ vượt xa đối thủ tới 80% về tốc độ triển khai chuyển đổi số trong cuộc đua cạnh tranh.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với làm việc từ xa
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với làm việc từ xa
Sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp làm quen với việc chuyển đổi mô hình làm việc, từ cộng tác trực tiếp sang cộng tác trực tuyến. Theo thống kê từ Văn phòng thống kê quốc gia ONS, 84% nhân viên văn phòng hài lòng và dự định sẽ kết hợp 2 cách làm việc để đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Sự linh hoạt trong vận hành cũng đã dần trở thành yếu tố cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt là khi đại dịch qua đi, chúng ta chứng kiến sự khác biệt to lớn giữa các doanh nghiệp chấp nhận thay đổi để tồn tại với các doanh nghiệp cứng nhắc trong văn hóa.
- Tự động hóa trong vận hành
Các doanh nghiệp đang sớm tiếp cận Big Data để thu thập, khai thác và xử lý thông tin tự động
Nhờ sự phát triển vượt bậc của Big Data, các doanh nghiệp đang sớm tiếp cận nguồn dữ liệu khổng lồ này để thu thập, khai thác và xử lý thông tin. Bởi lẽ, dữ liệu trong kỷ nguyên 4.0 là tài sản quý giá nhất của mọi doanh nghiệp. Mới đây, theo dự báo của Gartner vào năm 2024, siêu tự động hóa sẽ cho phép các tổ chức giảm chi phí hoạt động xuống 30%. Các doanh nghiệp sẽ ngày càng tự động hóa việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để giảm chi phí cơ hội. Họ cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng kho lưu trữ dữ liệu số dùng chung, thuận tiện cho làm việc, cộng tác từ xa để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và tối ưu hóa trong vận hành doanh nghiệp.
- Low code (mã hóa người sử dụng cuối)
Xây dựng nền tảng công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số nhờ trao quyền sử dụng low-code
Các doanh nghiệp công nghệ đang gặp áp lực lớn trong việc đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Sáng kiến sử dụng Low-code, một loại ngôn ngữ hoặc môi trường giúp những người ít kinh nghiệm viết code tạo và phát triển phần mềm sẽ giải quyết vấn đề trên một cách hiệu quả. Người dùng không chuyên về kỹ thuật sẽ sử dụng các công cụ low-code, no-code và tự động hóa, giúp cải thiện và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại tổ chức của mình.
Đây cũng là bước đầu tiên, quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công nhờ nền tảng hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Gartner, những doanh nghiệp thực hiện trao quyền cho người sử dụng Low-code có khả năng chuyển đổi số thành công nhanh gấp 2,6 lần đối thủ, giúp tạo lợi thế nổi bật trong cuộc đua cạnh tranh.
- Chuyển đổi số tập trung vào tính ổn định, bền vững
Chuyển đổi số dựa trên nền tảng ổn định, bền vững là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong 5 năm tới
Theo báo của của VentureBeat, 90% lãnh đạo các tập đoàn công nghệ công nhận tính bền vững trong chuyển đổi số là mục tiêu chính trong doanh nghiệp, phần lớn ngân sách sẽ được phân bổ cho mục đích này trong năm 2023.
Khi thế giới đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu và hàng loạt các sự kiện như COP27 cho thấy, cách quốc gia và cá nhân doanh nghiệp cần hành động để thực hiện vai trò của mình. Việc đưa ra các sáng kiến về việc cải thiện quy trình sản xuất hạn chế chất thải, sử dụng công nghệ xanh, hạn chế năng lượng và tiêu tốn tài nguyên là những lựa chọn sáng suốt của nhiều doanh nghiệp.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) và trải nghiệm nhân viên (Employee Experience)
Việc thúc đẩy trải nghiệm khách hàng (CX) và trải nghiệm của nhân viên (EX) giúp gia tăng doanh thu, giữ chân nhân tài, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Năm 2023, bài toán kinh doanh được doanh nghiệp vận dụng là tư duy dịch vụ, tư duy lấy khách hàng làm trung tâm được đưa vào các quy trình vận hành. Công nghệ giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các bài toán và quy trình đó. Để rồi cùng với văn hóa phục vụ, công ty truyền tải cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội.
Theo dự đoán từ Gartner, đến năm 2026, 60% doanh nghiệp lớn sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ nhằm đạt được mục tiêu ủng hộ nhiệt tình từ nhân viên và xây dựng trải nghiệm khách hàng mang đẳng cấp thế giới.
Thay vì đề cao lợi nhuận và bán hàng, các công ty sẽ tích cực đầu tư vào chiến lược trải nghiệm để thúc đẩy sự trung thành và ủng hộ của khách hàng, nhân viên. Việc thúc đẩy trải nghiệm khách hàng (CX) và trải nghiệm của nhân viên (EX) trong thời điểm hiện tại là cách tốt nhất để gia tăng doanh thu, giữ chân nhân tài, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Số hóa dữ liệu toàn doanh nghiệp – Giải pháp cũ tiếp tục được chú trọng trong năm mới
Trong năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến sự triển khai tích cực của các doanh nghiệp với công tác số hóa dữ liệu nhằm hoàn thiện và đồng bộ dữ liệu cũ của tổ chức. Qua đó, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ và chồng chéo khi tồn tại cả dữ liệu điện tử và tài liệu vật lý.
Việc triển khai số hóa dữ liệu toàn doanh nghiệp cũng giúp các đơn vị quản lý tập trung, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của tổ chức, từ đó, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu suất làm việc và hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định nhanh chóng, chính xác.
Tuy nhiên, có 2 lưu ý dành cho doanh nghiệp trong năm 2023, cụ thể:
- (1) Doanh nghiệp cần lựa chọn các tài liệu quan trọng cần số hóa, loại bỏ các tài liệu không cần lưu trữ, sử dụng, tránh số hóa toàn bộ tài liệu, lãng phí ngân sách và thời gian của tổ chức.
- (2) Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị triển khai số hóa với năng lực triển khai xuất sắc và phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo dự án đạt kết quả chính xác, tránh đầu tư không hiệu quả, hao tồn nguồn lực của tổ chức.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số, số hóa, AsiaSoft cung cấp bộ 9 công cụ dịch vụ số hóa tài liệu tổng thể, hỗ trợ các phòng ban, doanh nghiệp đa ngành xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tập trung, bảo mật cao, với tính chính xác của tài liệu số hóa lên tới 99,99%.
Nguồn: Sưu tầm internet