Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

01 February, 2023

Tổng hợp những điều cần biết về Quản lý chất lượng?

Quản lý chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường bởi chất lượng vượt trội chính là nền tảng vững vàng.

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về quản lý chất lượng trong bài chia sẻ dưới đây.

  1. Tổng quan về quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. (theo Wikipedia )

Hay hiểu đơn giản, quản lý chất lượng là hành động giám sát các hoạt động và nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, cũng như các phương tiện được sử dụng để cung cấp chúng, nhất quán. Nó giúp đạt được và duy trì mức chất lượng mong muốn trong doanh nghiệp.

  1. 4 bước trong quy trình quản lý chất lượng 

Lập kế hoạch chất lượng đây là quá trình xác định các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến dự án và quyết định làm thế nào để đáp ứng chúng.

Đảm bảo chất lượng – Hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực chất lượng.

Kiểm soát chất lượng – Hoạt động này nhằm kiểm tra sản phẩm có đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật hoặc các yêu cầu được đặt ra hay không.

Cải thiện chất lượng  – Để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn thì điều quan trọng chính là cải thiện chất lượng của sản phẩm. Việc này cần phải được nghiên cứu, xem xét các yếu tố tác động đến chất đến chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

4 bước trong quy trình quản lý chất lượng

  1. Phương pháp quản lý chất lượng và kỹ thuật

Các phương pháp cải tiến chất lượng bao gồm ba thành phần: cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình và cải tiến dựa trên con người.

Có rất nhiều phương pháp quản lý chất lượng và kỹ thuật có thể được sử dụng. Chúng bao gồm Kaizen , Zero Defect Programs, Six Sigma, Quality Circle, Taguchi Methods, Toyota Production System, Kansei Engineering, TRIZ, BPR, OQRM, ISO, và các phương pháp tiếp cận Top Down & Bottom Up cùng những phương pháp khác.

Ví dụ điển hình về quản lý chất lượng 

Một ví dụ điển hình tuyệt vời là việc triển khai hệ thống Kanban của Tập đoàn Toyota. Kanban là một hệ thống kiểm soát hàng tồn kho được Taiichi Ohno phát triển để tạo khả năng hiển thị cho cả nhà cung cấp và người mua nhằm giúp hạn chế sự gia tăng hàng tồn kho dư thừa trên dây chuyền sản xuất tại bất kỳ thời điểm nào.

Toyota đã sử dụng khái niệm này để thực hiện hệ thống Just-in-Time (JIT), giúp sắp xếp các đơn đặt hàng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp trực tiếp với lịch trình sản xuất. Dây chuyền lắp ráp của Toyota tăng hiệu quả khi công ty nhận được lượng hàng tồn kho vừa đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng khi chúng được tạo ra.

  1. 7 công cụ quản lý chất lượng sản phẩm

Nhật bản không chỉ nổi tiếng với nhiều hệ tư tưởng như Kaizen,…mà còn được biết tới với bộ công cụ thống kê và quản lý chất lượng hiệu quả – 7 công cụ quản lý chất lượng, cụ thể:

  • Biểu đồ nhân quả (xương cá)
  • Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
  • Biểu đồ phân bố (Histograms)
  • Biểu đồ kiểm soát (Control Charts)
  • Biểu đồ Pareto
  • Phiếu kiểm tra (Check sheets)
  • Biểu đồ phân tầng (hay còn gọi là lưu đồ)

Việc thực hiện những công cụ này, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong những vấn đề của mình. Các công cụ này là cơ bản và dễ sử dụng. Từ việc xác định gốc rễ của vấn đề, bạn có thể thống kê, phân tích được các lỗi, từ đó đưa ra được thứ tự ưu tiên cần giải quyết để đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Sự hiểu biết  về những công cụ này đã giúp nhiều doanh nghiệp cải thiện hiệu quả chất lượng của quy trình kinh doanh. Nhờ đó, Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia đầu tiên sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn giúp tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp

  • Con người
  • Máy móc
  • Phương pháp
  • Nguyên vật liệu

Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

  • Hiệu lực của cơ chế quản lý
  • Điều kiện kinh tế xã hội
  • Những yêu cầu của thị trường
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Trong đó, nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp là yếu tố chính ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nó thể hiện rõ nét trình độ tổ chức, quản lý, năng lực công nghệ của một doanh nghiệp.

  1. Hệ thống quản lý chất lượng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Hệ thống quản lý chất lượng có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Khi thi hành hệ thống, các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được bao gồm:

  • Nó giúp tổ chức đạt được sự nhất quán cao hơn trong các nhiệm vụ và hoạt động liên quan đến việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ
  • Làm tăng hiệu quả trong các quy trình, giảm lãng phí và cải thiện việc sử dụng thời gian cũng như các nguồn lực khác
  • Giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng
  • Cho phép các doanh nghiệp tiếp thị kinh doanh hiệu quả và khai thác thị trường mới
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp nhân viên mới hơn và do đó giúp doanh nghiệp quản lý tăng trưởng liền mạch hơn.
  • Cho phép một doanh nghiệp liên tục cải tiến các sản phẩm, quy trình và hệ thống của mình.

Quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là rất quan trọng để đảm bảo tính nhất quán trong các quy trình cũng như trong các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng là chính. Vì mối quan tâm chính của khách hàng là chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua, mục tiêu chính của nhà cung cấp phải luôn là đảm bảo rằng những gì họ sản xuất có chất lượng ổn định và tốt.

Tin Tức Khác

10 July, 2024

Những thống kê quan trọng về giải pháp ERP – Giải pháp Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp

Tại nhiều nước trên Thế giới, hầu hết các…

08 July, 2024

Data Warehouse là gì? Sự phát triển của giải pháp này trong tương lai

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay,…

02 July, 2024

Quy mô thị trường là gì? Các bước chuẩn để xác định quy mô thị trường

Quy mô thị trường (market size) giúp doanh nghiệp có…

20 June, 2024

Quản lý kho bằng mã vạch & Những lợi ích khi ứng dụng thực tế

Mã vạch là một dạng mã hóa thông tin…

13 June, 2024

5 Xu hướng CRM 2024 Doanh Nghiệp không thể bỏ qua!

Năm 2024, các xu hướng CRM sẽ tập trung vào việc…

13 May, 2024

Kỹ thuật quản lý hàng tồn kho hiệu quả năm 2024

Bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại yêu…

09 May, 2024

3 Mô hình quản trị giúp điều hành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất

Doanh nghiệp được quản trị, định vị tốt như…

01 April, 2024

Hoạch định chiến lược & Quy trình 5 bước tối ưu cho Doanh nghiệp SMEs

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hoạch định chiến…