Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

04 May, 2023

Phần mềm ERP hỗ trợ quản trị doanh nghiệp sản xuất như thế nào?

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quản trị sản xuất là quy trình phức tạp, nhiều khó khăn. Nhà quản lý cần phải nắm rõ mọi phòng ban bên trong doanh nghiệp, hướng đi và ảnh hưởng của ngoài thị trường.

Nhằm hỗ trợ nhà quản lý hữu hiệu hơn, phần mềm ERP ra đời với nhiều tính năng trong quản trị sản xuất.

Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm

Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất, nhà quản lý phải thực hiện nghiên cứu nhu cầu của sản phẩm.

Nghiên cứu tình hình thị trường phải trả lời được các câu hỏi cho doanh nghiệp:

  •  Cần sản xuất sản phẩm gì?
  •  Số lượng bao nhiêu?
  •  Thời điểm nào?
  •  Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm

Kết quả dự báo là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất và hoạch định nguồn lực cần có.

Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

  •  Thiết kế sản phẩm nhằm mục đích cung cấp cho thị trường thứ mà khách hàng cần, khách hàng muốn có trong đặc điểm thị trường đa dạng sản phẩm, cạnh tranh nhau gay gắt. Bước thứ hai này cũng nhằm để tạo ra sản phẩm phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp
  •  Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng. Thiết kế trước quy trình công nghệ là xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế.
  •  Bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp sẽ phụ trách nghiên cứu thiết kế sản phẩm với sự phối hợp của quản lý, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp cũng nên tạo thiết lập với các tổ chức bên ngoài để có những kết quả nghiên cứu thực tiễn cho sản phẩm của công ty.

Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù khác nhau dựa trên năng lực công nhân, thời gian, yêu cầu sản xuất ra sản phẩm. Quản trị năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp:

  •  Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất.
  •  Xác định năng lực sản xuất giúp tránh lãng phí, tốn kém đầu tư của doanh nghiệp.
  •  Quy mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp

Đây là một trong những chiến lược sản xuất kinh doanh. Định vị doanh nghiệp là quá trính chọn vùng, địa điểm bố trí doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn. Để xác định vị, doanh nghiệp cần:

  •  Phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hướng đến hoạt động doanh nghiệp
  •  Kết hợp chặt chẽ giữa định tính và định lượng. Định lượng ở việc định địa điểm có chi phí sản xuất và tiêu thụ nhỏ, chi phí vận chuyển tối ưu. Định tính là xác định những yếu tố về mặt xã hội.

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội. Ngoài trực quan, kinh nghiệm cảm tính, nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa chọn phương án bố trí tối ưu.

Lập kế hoạch các nguồn lực

Công đoạn này bao gồm:

  •  Xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất
  •  Bố trí lao động
  •  Sử dụng máy móc thiết bị
  •  Chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu

Quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp dự tính trước khả năng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt để xây dựng các phương án kế hoạch huy động tốt nhất.

Điều độ sản xuất

Đây là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp.

Kiểm soát hệ thống sản xuất

Trong quản trị sản xuất, kiểm soát hệ thống quan trọng nhất là ở số lượng và chất lượng hàng tồn kho. Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ số sử dụng và vòng quay của vốn. Hoặc, điều này có thể gây ra ách tắc trong quá trình sản xuất do không đủ dự trữ nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh không bán được.

Quản lý chất lượng trong sản xuất nhằm đưa ra sản phẩm với chí phí thấp nhất và chất lượng cao đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Như vậy hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát.

Một yêu cầu bắt buộc đối với nhà quản lý sản xuất là phải hiểu rõ và biết sử dụng công cụ kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công cụ thống kê và kỹ thuật góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đề ra.

Hiểu rõ được những khó khăn trong quá trình quản trị sản xuất, Công ty Cổ phận phát triển phần mềm ASIA – đơn vị chuyên nghiệp, hiện đại và linh hoạt đưa ra phân hệ Sản xuất phù hợp với tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ!

Phần mềm giúp bạn cập nhật hệ thống thông tin, lưu trữ những thông tin cần thiết, giúp bạn tính toán, xử lý những sổ liệu phức tạp. Ngoài các tính năng chính, phần mềm giúp liên kết các bộ phận khác nhau như nhân sự, kho, mua hàng, bán hàng… khiến cho công việc quả lý tài chính kế toán được đảm bảo hợp lý và khoa học.

Tin Tức Khác

01 April, 2024

Hoạch định chiến lược & Quy trình 5 bước tối ưu cho Doanh nghiệp SMEs

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hoạch định chiến…

13 March, 2024

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh…

05 March, 2024

Lợi ích của phần mềm quản lý phân phối DMS

Giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS…

28 February, 2024

Social CRM là gì? Lợi ích và các bước triển khai Social CRM

Sau hơn 25 chính thức du nhập vào Việt…

05 February, 2024

Phần mềm quản lý nhân sự – Sự lựa chọn 4.0 cho doanh nghiệp

Quản lý nhân viên luôn là một thách thức…

29 January, 2024

Salesforce Experience Cloud: Chìa khoá để cải thiện Customer Loyalty

Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua trải…

23 January, 2024

Cách triển khai Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng hiệu quả?

Giải pháp Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng…

08 January, 2024

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả

Tăng trải nghiệm khách hàng là một trong những…

04 January, 2024

Phần mềm quản lý kho ERP tổng thể cho các doanh nghiệp

Hiện nay, phần mềm quản lý kho ERP đã trở thành…