BI_ Business Intelligence
BI (Business Intelligence) là qui trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá dữ liệu giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI (BI Technology) cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết đinh (Decision Support System -DSS)
1. Business intelligence là gì?
BI là qui trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá dữ liệu giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI (BI Technology) cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết đinh (Decision Support System -DSS)
2. Hệ thống BI
Ngày nay, khi mà Bigdata đang mở một lượng lớn dữ liệu trong nền công nghiệp. Một tổ chức nắm trong tay rất nhiều loại dữ liệu như là báo cáo tài chính, hồ sơ cá nhân, tài khoản, báo cáo doanh thu, bán hàng và nhiều dữ liệu khác. Để các thông tin này đóng góp hiệu quả cho quá trình đưa ra quyết định của doanh nghiệp hay có thể nhận biết được các cơ hội trong kinh doanh, đó dường như là một thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Thách thức này trở lên khó khăn hơn nhiều đối với các tổ chức về bán hàng trực tiếp.
Thách thức chính đối với các công ty về bán hàng trực tiếp là:
- Hệ thống doanh nghiệp phân tầng cần phải vượt lên top đầu trên tất cả các thương hiệu.
- Mất nhiều thời gian hơn để trở lời các câu hỏi kinh doanh quan trọng.
- Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bản báo cáo hàng ngày.
- Khó khăn trong việc duy trì hàng tồn kho dẫn tới khách hàng không nhận được sản phẩm đúng thời gian.
- Thiếu sự hài lòng của khách hàng vì không có chất lượng dịch vụ tốt.
- Chuẩn bị cho các bản báo cáo kinh doanh cho các buổi họp công ty.
- Một ứng dụng duy nhất có thể giảm hỗ trợ kỹ thuật nhưng tác động lên kế hoạch linh hoạt. Do đó có thể làm giảm hiệu suất và độ tin cậy.
- Nhiều ứng dụng cá nhân có thể cung cấp các yêu cầu linh hoạt của các thương hiệu riêng lẻ nhưng có thể sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và cần nhiều hỗ trợ kỹ thuật hơn.
- Theo một phần nhu cầu, quan điểm tổng thể của doanh nghiệp dựa theo cái nhìn thực tế, thì ngân sách và dự báo cần phải được quan tâm.
- Yêu cầu báo cáo dựa trên mỗi thương hiệu, khu vực, danh mục và thời gian.
- Thu thập các tệp nguồn dữ liệu từ nhà cung cấp thứ 3.
- Gửi báo cáo thông qua mail và đặt trong drop-box.
- Xây dựng báo cáo excel bằng các bảng sheets có tiêu đề báo cáo riêng biệt.
Các tổ chức đang giải quyết các vấn đề về dữ liệu khoảng lồ như trên thì BI (Business Intelligence) là lựa chọn phù hợp với họ. BI có thể giúp xác định các cơ hội mới từ những thông tin khổng lồ trên.
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai phá dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (Nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán và có tính lịch sử) đó là đặc trưng của kho dữ liệu. Đồng thời việc phân tích dữ liệu trong BI không phải là những phân tích đơn giản (Query, Filtering) mà là những kỹ thuật trong khai phá dữ liệu (Data Mining) dùng để phân loại (classification) phân cụm (Clustering), hay dự đoán (Prediction). Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.
Hệ thống BI đơn giản có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần chính như sau:
- Data Warehouse (Kho dữ liệu):Chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp
- Data Mining (Khai phá dữ liệu):Các kỹ thuật dùng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), phát hiện luật kết hợp (Association Rule), Dự đoán (Predcition),…
- Business Analyst (Phân tích kinh Doanh):Các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Lợi ích của BI
BI làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá tri thức giúp doanh nghiệp có thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
BI giúp cho các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh.
Ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn
- Xác định được vị trí và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp
- Phân tích hành vi khách hàng
- Xác định mục đích và chiến lược Marketing
- Dự đoán tương lai của doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược kinh doanh
- Giữ được khách hàng có giá trị và dự đoán khách hành tiềm năng