Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

13 April, 2022

Thị trường ngách là gì? Các bước xác định thị trường ngách tiềm năng

Có thể thấy với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì việc xây dựng một thị trường ngách để tập trung bán hàng vào một nhóm nhỏ đối tượng là một chiến lược hiệu quả được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy thị trường ngách là gì và cách xác định thị trường đó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

I- Tìm hiểu chung về thị trường ngách

  1. Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách tên tiếng anh là Niche Market là một phần nhỏ của thị trường lớn hơn có nhu cầu cụ thể của riêng nó, khác với thị trường lớn hơn về mặt nào đó so với thị trường tổng thể. Tiếp thị ngách đòi hỏi sự nỗ lực tiếp thị theo kênh hướng đến việc xác định trước tiên một loại khách hàng cụ thể và nhu cầu cụ thể của họ.

Ví dụ: thị trường sách rất lớn nhưng có những thị trường ngách dành cho sách sinh viên, sách học sinh, sách nấu ăn cho nội trợ…và gồm nhiều các yêu cầu hệ thống khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

  1. Lợi ích của thị trường ngách

Có thể nói, việc xác định một thị trường ngách là chìa khóa để doanh nghiệp thành công. Bằng cách xác định thị trường ngách, doanh nghiệp có thể thâm nhập vào một phân khúc thị trường rộng lớn hơn và đáp ứng đầy đủ sở thích, nhu cầu cụ thể của khách hàng. Chiến lược này sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh sau:

Sự trung thành với thương hiệu

Khi doanh nghiệp tiếp cận với một thị trường ngách, bạn sẽ tương tác với một nhóm đối tượng mục tiêu nhỏ lẻ hơn. Chính điều này sẽ giúp bạn có thời gian tập trung vào chất lượng, dịch vụ khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

Cắt giảm chi phí cho các chương trình khuyến mãi, tiếp thị

Vì bạn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cụ thể cho khách hàng mục tiêu nên bạn có thể dễ dàng xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đưa ra chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp. Bởi vì bạn chạy các quảng cáo được nhắm mục tiêu cụ thể cho nhu cầu của đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tiết kiệm tối đa chi phí tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của

Cắt giảm chi phí cho các chương trình khuyến mãi, tiếp thị

Tăng doanh thu bán hàng

Khi bạn đã đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của khách hàng mục tiêu thì bạn nên cung cấp đến một sản phẩm, dịch vụ khác biệt mà không nơi nào cung cấp. Có như vậy, doanh nghiệp bạn sẽ để lại dấu ấn tốt cho khách hàng và họ sẽ có xu hướng trả cao hơn cho các dịch vụ độc đáo đó. Bạn có thể tham khảo về cách lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng.

Thể hiện kiến ​​thức chuyên môn

Khi bạn cung cấp một sản phẩm chuyên biệt để phục vụ một thị trường ngách, nghĩa là bạn đang trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này sẽ khiến khách hàng tin tưởng bạn và luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng. Với những kỹ năng và kiến thức chuyên môn này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc thu hút khách hàng có nhu cầu cụ thể.

Ít cạnh tranh hơn

Việc thâm nhập vào thị trường ngách giúp bạn tiếp cận với các nhóm khách hàng chọn lọc nhanh chóng và tỉ lệ cạnh tranh ít hơn so với những thị trường khác. Điều này sẽ mang lại cho bạn lợi thế hơn so với đối thủ khi cung cấp một sản phẩm, dịch vụ khác biệt. Bởi vì bạn phục vụ cho một số loại khách hàng chọn lọc, bạn cung cấp một cái gì đó độc đáo so với những công ty đang tìm kiếm thị trường đại chúng. Điều này mang lại cho bạn lợi thế hơn họ về việc cung cấp một cái gì đó độc đáo.

III- 5 bước xác định thị trường ngách phù hợp

Khi đã nắm được các lợi ích của thị trường ngách mang lại, thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước để đạt được mục tiêu của mình. Dưới đây là 5 bước cơ bản giúp bạn xác định được thị trường phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp của mình.

  1. Xác định điểm mạnh và lĩnh vực quan tâm của bạn

Đầu tiên, bạn cần xác định lĩnh vực mà mình quan tâm. Hãy đảm bảo rằng bạn thực sự yêu thích và có niềm tin vào những lĩnh vực đó để biến ý tưởng đó thành sự thật. Để bắt đầu xác định thị trường ngách của bạn,hãy cân nhắc xem thương hiệu của bạn có thể mang đến cho khách hàng những lợi ích gì. Phát huy thế mạnh, kỹ năng và phẩm chất của bạn để cho khán giả thấy chính xác điểm khác biệt của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh. Trước khi xác định thị trường ngách của bạn là gì thì hãy tự trả lời những câu hỏi sau:

Các câu hỏi tự hỏi bản thân xác định thị trường ngách của bạn bao gồm:

  • Bạn muốn phục vụ đối tượng nào?
  • Bạn và nhóm của bạn có kỹ năng gì?
  • Bạn giải quyết những vấn đề gì?
  • Điểm mạnh của thương hiệu của bạn là gì?
  • Bạn đặc biệt am hiểu về lĩnh vực nào?
  1. Nghiên cứu thị trường ngách của bạn

Sau khi đã xác định được lĩnh vực mà mình hướng đến thì bước tiếp theo bạn cần xác định được thị trường mục tiêu của bạn là ai. Hãy bắt đầu với nhóm rộng rãi người tiêu dùng và xác định các tập hợp con trong nhóm để thu hẹp đối tượng thị trường thích hợp của bạn. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu,  tính cách người mua của mình. Các hành vi mà bạn cần nghiên cứu người dùng bao gồm: hành vi mua hàng, sở thích và điểm khó của họ. Khi hiểu những điều này sẽ giúp bạn xác định cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

Nghiên cứu thị trường ngách của bạn

  1. Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng bởi việc nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ giúp bạn biết được những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ. Từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi xác định một thị trường ngách mới mà mình muốn thâm nhập.

Nếu bạn không tìm hiểu kỹ đối thủ của mình thì sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, chi phí và thất bại hoàn toàn trong quá trình triển khai dự án đó. Do đó, bạn cần phải hoàn thành phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn xác định chính xác cách bạn sẽ nổi bật giữa đám đông.

  1. Chọn sản phẩm phù hợp với thị trường

Khi đã lựa chọn được thị trường ngách riêng thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm cụ thể, phù hợp với thị trường của mình. Bên cạnh việc lựa chọn sản phẩm đúng với nhu cầu khách hàng mà còn phụ thuộc vào quá trình bạn xây dựng chiến lược phát triển nó. Hãy “xắn tay áo lên” và lập kế hoạch phát triển sản phẩm mà bạn hướng đến. Khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ thì việc xâm nhập thị trường không còn là sự may rủi mà thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

  • Sản phẩm nào sẽ cung cấp các giải pháp hữu ích đến khách hàng để giải quyết vấn đề của họ
  • Các tính năng chính của sản phẩm là gì?
  • USP của sản phẩm so với đối thủ là gì?
  • Nguồn lực của doanh nghiệp có đủ để phát triển sản phẩm không?
  1. Đánh giá khả năng sinh lời của ý tưởng của bạn

Bất cứ một dự án hay chiến lược kinh doanh nào cũng cần phải có lợi nhuận nên bạn cần phải đánh giá được khả năng sinh lời của của ý tưởng đó có mang lại lợi nhuận hay không.

Khi đánh giá khả năng sinh lời, hãy nghĩ đến việc liệu thị trường ngách của bạn có tiềm năng hay không. Các giải pháp của bạn có cung cấp cho người tiêu dùng thứ mà họ không thể sống thiếu không? Bạn có đang bán một sản phẩm mà họ sẽ tiếp tục quay lại, như đồ ăn, thức uống hoặc các sản phẩm làm đẹp không? Mặc dù sẽ có những sản phẩm, dịch vụ giúp bạn kiếm tiền nhanh chóng nhưng liệu tận dụng một cơn sốt đi qua không phải là một ý tưởng kinh doanh bền vững.

IV- Cách tìm kiếm thị trường ngách hiệu quả

Làm thế nào để xác định và tìm kiếm thị trường ngách thành công? Để xây dựng một thị trường cho riêng mình thì doanh nghiệp có thể áp dụng theo 4 cách dưới đây.

  1. Tìm kiếm thị trường thông qua Google Search

Đây là một cách nghiên cứu thị trường ngách đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Google Trend là một công cụ miễn phí giúp phân tích mức độ phổ biến của các truy vấn tìm kiếm hàng đầu trong tìm kiếm của Google trên nhiều khu vực hoặc ngôn ngữ khác nhau. Với biểu đồ trực quan, dễ hiểu, bạn có thể so sánh lượng tìm kiếm của các truy vấn khác nhau theo thời gian dễ dàng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Google Trend để kiểm tra mức độ phổ biến của các chủ đề và sản phẩm trên thị trường đó. Khi bạn tìm kiếm từ khóa trên đây công cụ này sẽ cho bạn biết được sự nhất quán của đối tượng và khối lượng xu hướng của thị trường ngách. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ này để so sánh các thị trường ngách tiềm năng khác nhau.

Đi sâu vào nghiên cứu từ khóa

Biết các thuật ngữ từ khóa hàng đầu được sử dụng cho thị trường ngách của bạn là một điều bắt buộc trong kinh doanh. Do đó tìm kiếm từ khóa thông minh là cách giúp bạn có được xếp hạng cao trên Google, là chìa khóa giúp bạn kiếm tiền với tư cách là chủ doanh nghiệp ngách. Công cụ nghiên cứu này được bao gồm trong mọi tài khoản Google AdWords miễn phí. Bạn có thể sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa để xem số lượng tìm kiếm mà mọi người thực hiện bằng cách sử dụng các cụm từ tìm kiếm khác nhau, thường được gọi là từ khóa trong tiếp thị.

Để sử dụng công cụ này, bạn cần có tài khoản Google Ads (bạn có thể đăng ký miễn phí). Sau đó đăng nhập vào tài khoản của bạn và chọn Công cụ từ trình đơn trên cùng (đó là biểu tượng cờ lê) và chọn Công cụ lập kế hoạch từ khóa.

  1. Tìm kiếm thị trường ngách thông qua các trang thương mại điện tử

Với sự bùng nổ của các sàn TMĐT hiện nay thì việc bán hàng trên các trang TMĐT là một trong những kênh bán hàng tiềm năng được nhiều người ưa chuộng. Trong đó phải kể đến một số kênh lớn như: Shopee, Amazon hay Lazada với độ phủ sóng rộng rãi của mình.

Bạn có thể tìm kiếm ngay xu hướng tiêu dùng của khách hàng trên các sàn TMĐT này để tìm ra thị trường ngách phù hợp với mính. Ưu điểm của việc tìm kiếm thông tin trên này được sắp xếp với bố cục gọn gàng, logic giúp bạn phân tích thông tin dễ dàng. Từ đó sẽ giúp bạn lên ý tưởng kinh doanh nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất.

  1. Xây dựng bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một trong những cách hiệu quả giúp bạn khám phá ra được nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Việc xây dựng bản đồ tư duy giúp chúng ta suy nghĩ, sắp xếp các suy nghĩ nghĩ và có thêm nhiều ý tưởng mới. Để xây dựng bản đồ tư duy hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ trực tuyến miễn phí như: Text2MindMap, Draw.io, Novamind…

  1. Tìm kiếm cộng đồng đam mê trực tuyến

Trong thời đại số hiện nay thì không quá khó để bạn tìm kiếm các cộng đồng, hội nhóm có cùng sở thích, đam mê và nhu cầu giống nhau. Đây thực sự là một kênh marketing online 0 đồng giúp bạn tìm kiếm được nhóm khách hàng mục tiêu, thị trường ngách mà bạn hướng đến. Hãy lựa chọn những hội nhóm có chứa nhiều thành viên và có chung chủ đề với sản phẩm mà bạn đang cung cấp, để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

V- Top 7 ví dụ điển hình về thị trường ngách với sản phẩm cụ thể 

  1. Ngành dịch vụ ẩm thực

Thị trường thực phẩm thuần chay toàn cầu đạt giá trị khoảng 15,4 tỷ đô la vào năm 2020. Được thúc đẩy bởi lối sống, hạn chế thực phẩm hoặc dị ứng, nhu cầu về thực phẩm thuần chay ngày càng tăng. Một công ty đang khai thác nhu cầu chưa được đáp ứng này là Divvies . Thông qua chiến lược tiếp thị tiện lợi, nó đã xây dựng được một cơ sở khách hàng mạnh mẽ, những người khao khát bánh quy không hạt thuần chay, bỏng ngô, bánh nướng nhỏ, bánh quy và bánh mì sandwich.

  1. Sản phẩm an ninh gia đình

An ninh gia đình là một thị trường ngách tiềm năng mà bạn có thể khám phá. Cho dù bạn đang ở nước ngoài hay ở văn phòng, bạn cần phải đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn được an toàn. Một trong những công ty đã khai thác thị trường là Ring , một nhà sản xuất thiết bị an ninh gia đình thông minh đã đi tiên phong trong lĩnh vực chuông cửa có hình. Công nghệ này cho phép người dùng nhìn thấy, nói chuyện và ghi lại những người đến trước cửa nhà họ.

  1. Thị trường game

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp game đã chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng trên tất cả các nền tảng, có thể là thông qua bảng điều khiển, PC và các nền tảng khác.  Đối với những người đam mê game đang tìm kiếm phần cứng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của họ thì có thể kể đến Glorious PC Gaming Race đang đáp ứng bằng cách cung cấp máy tính xách tay chơi game, chuột PC, bàn di chuột, móc treo cho tai nghe và kính bảo hộ, v.v.

Thị trường game ngày càng phát triển trong thời đại 4.0

  1. Khóa học kỹ năng mềm

Các khóa học phát triển bản thân đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng và muốn cải thiện các kỹ năng để thăng tiến sự nghiệp của họ. Bằng cách cung cấp các khóa học, hội thảo trên web, các buổi huấn luyện cũng như sách và video về bản thân, bạn cũng có thể khai thác công việc kinh doanh sinh lợi này.  Và công ty Skillshare đã tạo ra một Skillshare thích hợp thông qua nền tảng học tập trực tuyến của họ cung cấp hàng nghìn lớp học về các chủ đề bao gồm minh họa, thiết kế, nhiếp ảnh, video, làm việc tự do, v.v.

  1. Quần áo thể thao

Bạn có thể biết đến thương hiệu Under Armour nhưng bạn có biết rằng công ty đã được bắt đầu để đáp ứng các nhu cầu cụ thể trên thị trường? Năm 1996, Kevin Plank, người sáng lập công ty và là cựu cầu thủ bóng đá muốn có một chiếc áo không bị thấm mồ hôi sau vài phút chơi bóng. Vì vậy, ông đã phát triển một chiếc áo sơ mi nén được làm bằng chất liệu có thể giữ khô trong những hoạt động thể chất cường độ cao. Chẳng bao lâu, thương hiệu này đã trở thành một công ty thiết bị thể thao toàn cầu sản xuất giày dép, thể thao và quần áo bình thường.

  1. Sức khỏe và Thể hình

Hầu hết mỗi chúng ta luôn ám ảnh về việc giảm cân và lấy lại vóc dáng. Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều người đang tìm kiếm sự trợ giúp để giảm cân, xây dựng cơ bắp, có một chế độ ăn uống lành mạnh, thực phẩm bổ sung, thiết bị thể dục, v.v. Các ngách chăm sóc sức khỏe và thể dục như Chế độ ăn kiêng Atkins, Chế độ ăn kiêng Keto, Người theo dõi Cân nặng, và những người khác tiếp tục cung cấp các giải pháp cho khách hàng mục tiêu.

  1. Ngành công nghệ

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thời đại công nghệ số hiện nay, các ngành công nghệ đang trên đà phát triển vượt bậc và mang đến những sản phẩm/ dịch vụ hữu ích phục vụ đời sống con người như các thiết bị công nghệ thông minh và các phần mềm tự động hóa. Một số thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác với ngành công nghệ như: phần mềm đóng gói, phụ kiện điện tử, các thiết bị bảo mật dữ liệu…

Sưu tầm Internet

Tin Tức Khác

19 August, 2024

4 CHỈ SỐ GIÚP DOANH NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH

Tự động hóa đã dần chứng tỏ hiệu quả…

10 July, 2024

Những thống kê quan trọng về giải pháp ERP – Giải pháp Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp

Tại nhiều nước trên Thế giới, hầu hết các…

08 July, 2024

Data Warehouse là gì? Sự phát triển của giải pháp này trong tương lai

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay,…

02 July, 2024

Quy mô thị trường là gì? Các bước chuẩn để xác định quy mô thị trường

Quy mô thị trường (market size) giúp doanh nghiệp có…

20 June, 2024

Quản lý kho bằng mã vạch & Những lợi ích khi ứng dụng thực tế

Mã vạch là một dạng mã hóa thông tin…

13 June, 2024

5 Xu hướng CRM 2024 Doanh Nghiệp không thể bỏ qua!

Năm 2024, các xu hướng CRM sẽ tập trung vào việc…

13 May, 2024

Kỹ thuật quản lý hàng tồn kho hiệu quả năm 2024

Bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại yêu…

09 May, 2024

3 Mô hình quản trị giúp điều hành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất

Doanh nghiệp được quản trị, định vị tốt như…