Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

18 July, 2023

Tìm hiểu Tiêu chuẩn 5s dành cho doanh nghiệp sản xuất

Quy trình sản xuất đòi hỏi cần phải được giám sát chặt chẽ hơn nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cho thị trường. Chính vì lẽ đó, tiêu chuẩn 5S ra đời như một xu thế tất yếu và các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải áp dụng.

Tiêu chuẩn 5S trong sản xuất

Ý nghĩa của tiêu chuẩn 5S trong sản xuất

5S là một phương pháp hội tụ đầy đủ một yếu tố để công việc sản xuất của doanh nghiệp được cải tiến ngay từ những vấn đề nhỏ như môi trường làm việc, tăng năng suất kiểm soát hàng hóa, cải tiến hệ thống máy móc… Theo đó, khi thực hiện 5S, bất kể vị trí nào trong doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ tiêu chuẩn này. Đội ngũ nhân viên đều có thể thỏa mãn từng nhu cầu cơ bản, còn nhà quản lý cũng thu về những lợi ích khác ngoài doanh thu. Cụ thể như là:

5S giúp thỏa mãn nhu cầu của nhân viên

  1. Sức khỏe người lao động được đảm bảo luôn ở trạng thái tốt nhất
  2. Quy trình làm việc dễ dàng và đơn giản hơn. Từ đó tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong từng khâu.
  3. Tinh thần làm việc giữa người với người được gắn kết. Đồng thời, mỗi ngày đi làm người lao động đều tìm thấy niềm vui trong công việc.
  4. Nâng cao năng suất được cải thiện là tiền đề để doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên của mình.

Lợi ích của 5S dành cho quản lý

  • Thúc đẩy nhân viên chủ động trong công việc, từ đó họ sẽ đưa ra những sáng kiến để cải tiến những điểm yếu đang còn tồn tại trong công ty.
  • Kỷ luật được tuân theo mà không cần có sự giám sát 24/7
  • Sản phẩm tung ra thị trường ngày càng tốt. Thậm chí là có nhiều phiên bản phù hợp cho từng giai đoạn biến đổi của thị trường.
  • Mang lại cơ hội việc làm cho bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng…

Hướng dẫn triển khai tiêu chuẩn 5s trong sản xuất

Là một phương pháp quản lý xuất phát từ Nhật Bản – Đất nước vốn được coi là luôn có sự cầu kỳ, tỉ mỉ trên từng chi tiết, từng công việc. Theo đó, khi áp dụng tiêu chuẩn 5s trong sản xuất, các doanh nghiệp cần triển khai tuần tự 5 bước bao gồm: Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng. Cụ thể định nghĩa các công việc cần làm như sau:

Sàng lọc

Ở bước này, chúng ta sẽ sàng lọc, phân loại các vật dụng, nguyên vật liệu, sản xuất theo một trật tự nhất định. Mục đích chính của bước này đó là loại bỏ những lãng phí liên quan đến khâu tìm kiếm cũng như đảm bảo an toàn cho nơi làm việc.

Sắp xếp

Ý nghĩa của sắp xếp là để mọi thứ thật gọn gàng và có trật tự. Sau khi sàng lọc rồi loại bỏ các vật dụng thừa thãi thì bước tiếp theo là tổ chức phần còn lại một cách hiệu quả sao cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại vị trí cũ. Với công đoạn này, bạn có thể phân các mặt hàng theo từng nhóm hàng – bày trên từng khu vực/kệ hàng khác nhau, có thể theo dõi bằng sổ sách, excel hoặc cài đặt phần mềm quản lý kho để thực hiện công đoạn này khoa học hơn.

Sạch sẽ

Sạch sẽ hay còn được hiểu đơn giản là giữ gìn vệ sinh khu vực thực hiện sản xuất. Mục đích cuối cùng không chỉ để đảm bảo môi trường làm việc luôn sạch sẽ, giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động mà hơn hết, đó còn mang ý nghĩa nâng cao chất lượng của máy móc. Đồng thời hạn chế tối đa sự hư hỏng bởi những ảnh hưởng từ bụi bẩn. Và để công đoạn này hoàn thành tốt, doanh nghiệp cần phân công nhân viên vệ sinh hàng ngày, không quên đi kèm với tổ chức vệ sinh tổng thể.

Săn sóc

Để 3 bước trên hoạt động hiệu quả và có sự liên kết, bước săn sóc sinh ra chính là để duy trì các hoạt động này lâu dài. như vậy, nhiệm vụ cụ thể ở bước này nằm ở tính đảm bảo độ chính xác của công đoạn đã làm, đồng thời duy trì thành quả của những hoạt động đó.

Sẵn sàng

Sẵn sàng là bước cuối cùng nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất khi doanh nghiệp sản xuất triển khai áp dụng tiêu chuẩn 5S. Theo đó, sẵn sàng nghĩa là toàn bộ đội ngũ trong công ty, từ quản lý cấp cao cho đến nhân viên phía dưới đều sẽ chính thức bắt tay vào việc thực hiện 5S. Chỉ có như vậy, nhận thức về tư duy về 4 bước trên mới thực sự hoạt động và tạo thành thói quen bất biến trong công việc. Tuy nhiên, để bước cuối cùng này thực sự có hiệu quả thì không thể bỏ qua sự giám sát nghiêm ngặt và bảng nội quy rõ ràng.

Cuối cùng, 5S không chỉ dùng cho ngành sản xuất mà mọi doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng có thể áp dụng. Điều quan trọng nhất khi triển khai 5S đó là sự linh hoạt của các tiêu chí, sao cho phù hợp nhất.

Tin Tức Khác

19 August, 2024

4 CHỈ SỐ GIÚP DOANH NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH

Tự động hóa đã dần chứng tỏ hiệu quả…

10 July, 2024

Những thống kê quan trọng về giải pháp ERP – Giải pháp Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp

Tại nhiều nước trên Thế giới, hầu hết các…

08 July, 2024

Data Warehouse là gì? Sự phát triển của giải pháp này trong tương lai

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay,…

02 July, 2024

Quy mô thị trường là gì? Các bước chuẩn để xác định quy mô thị trường

Quy mô thị trường (market size) giúp doanh nghiệp có…

20 June, 2024

Quản lý kho bằng mã vạch & Những lợi ích khi ứng dụng thực tế

Mã vạch là một dạng mã hóa thông tin…

13 June, 2024

5 Xu hướng CRM 2024 Doanh Nghiệp không thể bỏ qua!

Năm 2024, các xu hướng CRM sẽ tập trung vào việc…

13 May, 2024

Kỹ thuật quản lý hàng tồn kho hiệu quả năm 2024

Bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại yêu…

09 May, 2024

3 Mô hình quản trị giúp điều hành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất

Doanh nghiệp được quản trị, định vị tốt như…