Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

16 May, 2018

Digital Dashboards: Mọi doanh nghiệp đều cần

Digital dashboard – hay bảng điều khiển kỹ thuật số, là một giao diện số được sử dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của toàn bộ tổ chức. Một dashboard thường cung cấp các bản phân tích sâu về hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra một cái nhìn nhanh về năng suất của từng bộ phận, các xu hướng, các hoạt động, các chỉ số KPI etc. Một digital dashboard cũng có thể được gọi là dashboard, traffic dashboard hay traffic dash.

Một dashboard (bảng điều khiển) tốt có thể đem lại sự kích thích cho công ty. Một dashboard như vậy, ngoài vai trò là một phần quan trọng nhất quyết định xem một tập thể có thể tiến bao xa trên con đường danh vọng, thì cũng là một nguồn cảm hứng bất tận. Nhìn vào nó cũng là nhìn vào vẻ đẹp của sự chuyên nghiệp.

một dashboard của Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis.

Dashboard này cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ trong một màn hình. Dễ hiểu và toàn diện, nhưng không quá nhiều. Phần giải thích ngắn gọn nhưng cần thiết, bao gồm thước đo mỗi hạng mục và một vài từ khóa quan trọng.

Dashboard mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tổng hợp các dữ liệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chưa thực sự biết cách sử dụng dashboard một cách hiệu quả, việc lạm dụng quá lại tạo nên một mớ dữ liệu.

Vấn đề cốt lõi: Sự thất bại của những số liệu “chỉ là tổng hợp thôi”.

Thế giới này có quá nhiều dữ liệu, nhiều đến nỗi chúng còn đang xếp hàng ngoài kia chờ bạn ngó đến.Hầu hết, tất yếu nhà lãnh đạo sẽ nảy sinh nhu cầu tìm kiếm một ai đó “tổng hợp dữ liệu” cho họ, đưa ra cho họ một “cái nhìn nhanh về vấn đề”, hoặc là “vài cái gạch đầu dòng”. Đó là một nhu cầu rất dễ hiểu. Và đó cũng chính là thách thức của chúng ta.

Google Analytics Dashboard

Những bản tổng hợp, cái nhìn, và gạch đầu dòng đó không thực sự thay đổi được công việc vì căn bản là:

Những người làm việc gần với dữ liệu nhất, những người thực sự đã làm những công việc phân tích khổng lồ và phức tạp nhất, chỉ là người cung cấp dữ liệu. Họ không cho chúng ta cái nhìn sáng suốt và những lời khuyên.

Những người nhận được bản tổng hợp không có khả năng hiểu được sự phức tạp, sẽ không bao giờ thực sự làm phân tích, và do đó không có cơ sở để biết mình phải làm gì với bản tổng hợp họ nhận được.

Giải pháp để sử dụng Dashboard một cách hiệu quả.

1. Text (wisdom)

Để đưa ra được những quyết định thông minh dựa trên dữ liệu, bạn cần 4 thứ:

  • Bạn cần tiếp cận được với dữ liệu.
  • Khả năng phân tích các mấu chốt dữ liệu quan trọng rút ra từ chính quá trình hoạt động.
  • Khả năng hiểu được các yếu tố cấu thành nên quá trình hoạt động đó (ai, cái gì, ở đâu).
  • Và có quyền hạn ra quyết định.

2. Cái nhìn sâu sắc

Đừng mô tả lại những gì số liệu nói. Bạn không cần phải chỉ cho sếp rằng lượt người xem tháng này giảm 4% so với tháng trước. Tự họ có thể nhìn thấy được, biểu đồ ở ngay trước mắt họ mà. Cái họ muốn nghe là tại sao, là cái gì dẫn đến sự suy giảm này, điều gì họ nên lo lắng – chính là các nguyên nhân căn bản, và những lý do tác động đến đến hiệu suất hoạt động. Việc của bạn là phải tìm ra chúng.

3. Đề xuất hành động  – Recommendations of Actions.

Sếp nên hành động như thế nào? Bạn có thể nói như thế này: Thông số x giảm vì chúng ta chưa tận dụng được xu hướng y và do đó tôi cho rằng chúng ta phải làm z. Hoặc: Chúng ta đã không đạt được mục tiêu về sự hài lòng của khách hàng do website phiên bản PC của chúng ta hoạt động quá chán trên nền tảng di động, và chúng ta nên tạo ra một phiên bản website khác tương thích với di động hơn. Hoặc: Doanh thu tăng 48% nhưng lợi nhuận thực tế giảm 80% do chúng ta đã quá vội vàng đặt tiêu chí Cost Per Click làm trọng tâm, dẫn đến việc tăng lên về doanh thu của các mặt hàng không chủ lực. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn do sự lệ thuộc của chúng ta vào công cụ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi. Tôi đề xuất chuyển trọng tâm sang Profit Per Click và một mô hình phân phối tùy chỉnh của ông Z.

Hãy dùng ngôn ngữ. Dùng chính cái nhìn sâu sắc của bạn. Dựa trên những dữ liệu bạn đã tổng hợp được.

4. Tác động kinh doanh – Business Impact.

Một câu hỏi có thể được các CXO đặt ra cho bạn là: Nếu họ chấp nhận đề xuất của bạn và toàn bộ công ty bắt đầu hành động, thì hoạt động kinh doanh sẽ chịu tác động như thế nào. Đây chính là vấn đề. Một phần là do những người làm phân tích thường không có đủ các kĩ năng tính toán tác động của những hành động họ đề xuất. Phần còn lại của vấn đề nằm ở chỗ việc tính toán tác động thật sự đòi hỏi nhiều công sức được đầu tư. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên nói với các CXO những kết quả có thể xảy ra khi họ hành động dựa trên góc nhìn và các đề xuất của bạn, thay vì tạo cho họ một cảm giác cấp bách khiến họ phải hành động ngay. Chưa chắc điều đó đã tốt hơn đâu.

Dashboard của bạn nên có một số dữ liệu nhất định, nhưng thật sự cần có ba phần sau: Góc nhìn – Insight, Hành động – Action, và Tác động kinh doanh – Business Impact (IABI).

Dashboard không cần phải có những bảng biểu thật khủng, cũng không phải là nơi khoe mẽ sức mạnh Javascript hay SQL trong việc thực hiện các truy vấn điện toán đám mây lớn. Dashboard cần có nhiều “ngôn từ” hơn. Nó cần phải thể hiện được tư duy của bạn, trong cả ba mục quan trọng đó – IABI.

Thay vì tạo ra dashboard…

Chúng ta sẽ tạo ra một “mớ dữ liệu” được điều chỉnh (Customized Data Puke – CDP). Nói một cách khắt khe về ý nghĩa, thì cái mà chúng ta tạo ra để phục vụ cho các nhà quản trị thực chất không được gọi là một dashboard theo đúng nghĩa của nó. Việc đầu tiên cần làm là đừng gọi thứ đó là dashboard nữa. Đó chỉ là một mớ dữ liệu, nhưng đã được điều chỉnh để sử dụng tốt hơn.

Do đó, đối với các giám đốc, các lãnh đạo marketing, những người giải ngân cho chiến dịch, và các cấp trên trực tiếp của chúng ta – những người nắm trách nhiệm đưa ra các quyết định ở cấp chiến thuật, chúng ta sẽ đưa cho họ một CDP.

Họ không có thời gian để nắm bắt toàn bộ dữ liệu, nhưng họ muốn phân tích nó một chút, đào sâu một chút, nghi vấn nó một chút. CDP của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu đó, và nó có thể được trích xuất trực tiếp từ các công cụ phân tích kỹ thuật số của chúng ta (điều không bao giờ xảy ra với một dashboard thật sự).

Nguyên tắc bứt phá cho 1 dashboard tốt:

  • Dashboards không phải là báo cáo. Không nhồi nhét dữ liệu. Hãy bổ sung Góc nhìn – Insight, Đề xuất hành động – Recommendations for Actions, và Tác động kinh doanh – Business Impact. Hãy nhớ kỹ IABI.
  • ĐỪNG BAO GIỜ để các sếp phải tự phiên dịch dữ liệu (hãy để họ ra quyết định dựa trên đề xuất của bạn, bên cạnh sự thông minh và hiểu rõ chiến lược kinh doanh của chính họ)
  • Khi có đề cập đến các chỉ số KPI, các mảng nội dung và các đề xuất của bạn phải bao quát được toàn bộ chu trình hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối.
  • Hãy chỉ rõ bối cảnh. Một dashboard tốt sẽ sử dụng các mục tiêu, các tiêu chuẩn và cả hoạt động phân tích thông tin cạnh tranh để truyền tải được bối cảnh của hoạt động kinh doanh.
  • Mục tiêu cơ bản của dashboard không phải để thông báo, không phải để cung cấp kiến thức. Mục tiêu cơ bản của nó là định hướng hành động!

Nguồn tham khảo: Trungduc.net

Tin Tức Khác

27 December, 2024

Sự khác nhau giữa OKR và KPI – Nguyên tác để thành công!

OKRs (Objectives and Key Results) và KPIs (Key Performance…

26 December, 2024

10 Bước xây dựng OKRs – Phương pháp OKRs 3 chiều

OKRs là một phương pháp quản trị hiện đại…

25 December, 2024

10 bước xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Trong thế giới kinh doanh năng động hiện nay,…

24 December, 2024

6 Case study chiến lược 4P trong Marketing phổ biến

4P Marketing là một khung chiến lược tiếp thị…

20 December, 2024

Ứng dụng của Data Warehouse trong thực tiễn

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, khối lượng…

19 December, 2024

7 lưu ý phổ biến khi triển khai dây chuyền sản xuất

Trong thời đại công nghiệp 4.0, sự chuyển mình…

18 December, 2024

12 ví dụ về dây chuyền sản xuất phổ biến hiện nay

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh…

16 December, 2024

Dây chuyền sản xuất là gì? Phân loại dây chuyền sản xuất 

Dây chuyền sản xuất là một bước đột phá…

12 December, 2024

3 ví dụ tiêu biểu về phát triển bền vững thành công tại Việt Nam

Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình…