Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

02 April, 2021

Checklist các công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bối cảnh hiện nay, tầm quan trọng của chuyển đổi số là không thể chối bỏ với những đột phá trên nhiều khía cạnh như tăng hiệu suất lao động, thấu hiểu khách hàng, đột phá sáng tạo… Nhiều chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi số không chỉ là bài toán cân nhắc “cần thiết hay không” mà trở thành giải pháp bắt buộc quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt tay vào triển khai chuyển đổi số và nhận được những dấu hiệu cải thiện tích cực, nhiều doanh nghiệp khác vẫn còn đang loay hoay để tìm ra công cụ phù hợp hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp thành công.

Thấu hiểu những khó khăn bước đầu này của hầu hết các nhà quản lý/chủ doanh nghiệp. Cùng #Asisa_Soft tổng hợp các công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa & nhỏ dưới đây nhé:

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa & nhỏ

Chuyển đổi số là hành trang thiết yếu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bứt tốc phát triển, nâng cao sức cạnh tranh và không bị thụt lùi giữa các doanh nghiệp đối thủ.

Chuyển đổi số mang lại 4 lợi ích không hề nhỏ sau:

1. Khai thác nhu cầu khách hàng hiệu quả

Chuyển đổi số với những công cụ số hóa sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ, chi tiết và khoa học lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo đó, dữ liệu về chi tiết khách hàng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách dễ dàng. Nền tảng dữ liệu này là nền móng vững chắc giúp doanh nghiệp hình thành các chiến lược tiếp cận khách hàng, chiến lược sales, chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả, được cá nhân hóa, nội dung phù hợp hơn.

2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Hiện nay, giá cả & chất lượng không còn là chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, thêm vào đó, trải nghiệm khách hàng chính là chiến trường mới trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp lớn đã nhận ra điều này và tập trung áp dụng công nghiệp tiên tiến để cải thiện & nâng cao trải nghiệm khách hàng. Một dịch vụ khách hàng tuyệt vời là vũ khí độc đáo giúp khách hàng tiếp tục ủng hộ và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Không những thế, một trải nghiệm tuyệt vời còn giúp lan tỏa thương hiệu tới nhiều khách hàng tiềm năng khác.

3. Cải thiện năng suất của nhân viên

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tích hợp các hệ thống khác nhau và một nền tảng làm việc hợp nhất, đồng bộ hóa dữ liệu. Theo đó, tự động hóa các quy trình thủ công trong doanh nghiệp cho đến các quy trình marketing, bán hàng, tư vấn khách hàng, giúp nhân viên tập trung cải thiện năng suất làm việc. Bên cạnh đó, nhân viên dễ dàng trao đổi, phản hồi, hỗ trợ lẫn nhau.

4. Đột phá doanh thu

Theo ghi nhận từ báo cáo của trung tâm SAP, các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số thành công đã nâng cao doanh thu hơn 23% so với đối thủ cạnh tranh. Bằng việc cải thiện tích cực hoạt động và quản lý kinh doanh, đây sẽ là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu & lợi nhuận của mình.

3 nhóm công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp có thể tham khảo 3 nhóm công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp dưới đây:

– Nhóm công cụ tăng năng suất làm việc

Tại nhóm công cụ tăng năng suất làm việc sẽ giúp nhân viên và nhà quản lý dễ dàng giám công việc, dự án của mình và các phòng ban liên quan. Một số công cụ nổi bật được nhắc đến như: Kanban, Trello, Slack, Dropbox, Airtable, Zapier.

– Nhóm công cụ tăng tương tác với khách hàng

Triển khai các công cụ này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách thông minh và tự động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực & thời gian. Một số công cụ phổ biến hiện nay gồm: Email & SMS Marketing, Chat bot, Livechat, Survey Monkey…

– Nhóm công cụ tối ưu quy trình

Triển khai nhóm công cụ này hỗ trợ doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp toàn diện. Cụ thể với phần mềm CRM – phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và tự động hóa quy trình Marketing – Sales, Sales – Sales, Tư vấn và chăm sóc khách hàng trước trong và sau bán… trên một nền tảng. Công cụ HRM giúp doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp hiệu quả. ERP giúp hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp.

Tin Tức Khác

24 December, 2024

6 Case study chiến lược 4P trong Marketing phổ biến

4P Marketing là một khung chiến lược tiếp thị…

20 December, 2024

Ứng dụng của Data Warehouse trong thực tiễn

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, khối lượng…

19 December, 2024

7 lưu ý phổ biến khi triển khai dây chuyền sản xuất

Trong thời đại công nghiệp 4.0, sự chuyển mình…

18 December, 2024

12 ví dụ về dây chuyền sản xuất phổ biến hiện nay

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh…

16 December, 2024

Dây chuyền sản xuất là gì? Phân loại dây chuyền sản xuất 

Dây chuyền sản xuất là một bước đột phá…

12 December, 2024

3 ví dụ tiêu biểu về phát triển bền vững thành công tại Việt Nam

Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình…

11 December, 2024

Phát triển bền vững – Chiến lược then chốt cho tương lai nhân loại

Phát triển bền vững là một chiến lược tổng…

10 December, 2024

Supply chain là gì? Vai trò và các hoạt động trong Supply chain

Chuỗi cung ứng (Supply chain) đóng vai trò như…

06 December, 2024

Ứng dụng Big Data trong ngành công nghiệp hiện đại

Trong thời đại số hóa, việc nắm bắt và…