Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

07 June, 2022

5 văn hóa đặc trưng của kỷ nguyên số và cách doanh nghiệp lớn xây dựng nó

Dù “số hoá” đến đâu thì doanh nghiệp vẫn có 5 đặc trưng văn hoá vẫn cần giữ gìn và phát huy. 5 “ông lớn” trên thế giới đã chứng minh điều này.

Ashley Friedlein là Người sáng lập kiêm Chủ tịch của Econsultancy – một công ty tư vấn chiến lược và giải pháp digital marketing ở Anh. Đầu năm 2016, anh đã đưa ra các dự báo và kêu gọi nỗ lực thực hiện chuyển đổi số (digital transformation) trong các doanh nghiệp muốn trở thành nhà tiên phong của xu hướng này.

Friedlein giải thích, trên chặng đường số hoá một tổ chức, khái niệm “digital” (kỹ thuật số) mang 2 ý nghĩa: thứ nhất, tập trung vào trải nghiệm khách hàng trên tất cả các kênh, thứ hai là xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp với kỷ nguyên số.

Theo đó, văn hoá doanh nghiệp dù được số hoá nhưng vẫn cần giữ được 5 đặc trưng sau:

  • Customer-centric: Lấy khách hàng làm trung tâm
  • Data-driven: Định hướng dữ liệu
  • Transparent: Minh bạch
  • Collaborative: Cộng tác
  • Learning: Học tập

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã đi theo định hướng chuyển đổi số của Friedlein và thành công, bao gồm cả các “ông trùm” trên thế giới.

Bài viết này sẽ mô tả rõ hơn về case studies của 5 tên tuổi điển hình, trong đó mỗi nền văn hoá doanh nghiệp là minh chứng rõ nhất cho một trong 5 đặc điểm kể trên.

  1. Amazon: Lấy khách hàng làm trung tâm

Amazon là một doanh nghiệp “nói được làm được” trong việc đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng.

Theo lời tuyên bố “khách hàng luôn đúng” của CEO Jeff Bezos, Amazon luôn coi yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu của họ là chiến lược chăm sóc khách hàng. Bởi vậy, bất kỳ thay đổi chiến lược nào của doanh nghiệp đều không được phép xa rời khỏi customer-centric.

Tại Amazon, mỗi năm 2 ngày, tất cả các cấp quản lý đều phải tham gia khoá đào tạo thực tiễn với Call Center – Tổng đài chăm sóc khách hàng. Đó là cách giúp những người lãnh đạo thực sự thấu hiểu nguyện vọng và quan điểm của khách hàng.

Không chỉ vậy, trong mỗi buổi họp tại công ty, Jeff Bezos luôn đặt thêm 1 chiếc ghế trống để đại diện cho người đóng vai trò quan trọng nhất trong buổi họp – chính là khách hàng.

Luôn có 1 chiếc ghế trống đại diện cho khách hàng trong mỗi cuộc họp của Amazon

“Nếu bạn tập trung vào cuộc chiến cạnh tranh, bạn luôn phải đợi tới khi đối thủ làm gì đó. Đầu tư vào khách hàng là chiến lược tiên phong và chủ động nhất.” – Tầm nhìn chiến lược này đã tạo dựng lên Amazon như ngày hôm nay – đế chế hùng mạnh hàng đầu thế giới trong ngành bán lẻ.

  1. Google: Định hướng dữ liệu

“Ông trùm công nghệ” chẳng phải luôn dựa vào phân tích dữ liệu để trả kết quả cho người dùng đó sao? Đâu có gì phải bàn cãi về data-driven của Google?

Đúng, tất cả chúng ta đều khẳng định mọi thao tác thực hiện trên các công cụ của Google đều dựa theo dữ liệu một cách chuẩn xác. Nhưng điều đáng khen ngợi ở đây, chính là việc Google áp dụng sự nhạy bén của khoa học dữ liệu vào lĩnh vực Quản trị nhân sự (HR).

Laszlo Bock, cựu Phó chủ tịch cấp cao về hoạt động nhân sự tại Google, đã viết về “three thirds” – mô hình nhân sự “ba phần ba” được áp dụng trong bộ phận HR.

Theo đó, ⅓ đội ngũ nhân sự của bộ phận HR yêu cầu bắt buộc về nền tảng chuyên môn HR, quan hệ khách hàng cũng như các kiến thức đặc thù như luật lao động, bồi thường và lợi ích. ⅓ khác thiếu kinh nghiệm về HR nhưng phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tuyệt vời và hiểu biết đa dạng về các lĩnh vực khác. ⅓ còn lại là một nhóm các chuyên gia có đầu óc thống kê phân tích dữ liệu để xây dựng và tinh chỉnh thực tiễn triển khai của tuyển dụng, đạo đức làm việc,..

Cả ba phần này luôn cùng nhau chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng tương ứng của họ, giúp bộ phận HR của Google làm việc khách quan và thành công hơn.

Như vậy, ngay từ công đoạn tuyển dụng, Google đã sử dụng dữ liệu để tính toán và cân bằng các ứng viên tiềm năng. Và số lượng đông đảo chuyên gia thống kê phân tích trong HR cũng chứng minh rằng Google coi trọng dữ liệu ở mọi lĩnh vực.

Trong thực tế tuyển dụng của mọi doanh nghiệp, việc thống nhất các tiêu chí năng lực cho từng vị trí công việc là điều nên làm. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên khách quan và chính xác nhất – từ đó chọn được đúng người, tránh bỏ sót nhân tài, và đặc biệt là giúp nhân viên mới đóng góp được nhiều nhất cho công ty.

  1. Buffer: Văn hoá minh bạch

Minh bạch là một yếu tố văn hoá quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là trong kỷ nguyên số – khi công nghệ được áp dụng triệt để nhằm thay thế các thao tác thủ công ngày trước của con người.

Văn hoá minh bạch – nói thì dễ nhưng triển khai mới khó, nhất là trong quy mô doanh nghiệp với đa dạng các chức vụ, phòng ban, tin tức,… Nó đòi hỏi một chính sách quyết liệt và xuyên suốt cấu trúc nhân sự của công ty.

Buffer – đơn vị cung cấp nền tảng quản lý truyền thông xã hội, là một trong những doanh nghiệp xây dựng và giữ vững thành công sự minh bạch đó.

Trong Buffer, sự minh bạch được coi là mặc định, tất cả mọi người từ CEO cho tới nhân viên đều phải tôn trọng và tuân thủ châm ngôn này.

Sự minh bạch là giá trị cốt lõi mặc định trong văn hoá của Buffer, được nêu bật trên website

  1. Basecamp: Văn hoá cộng tác

Basecamp là một công ty ứng dụng web tư nhân của Mỹ, những năm gần đây bắt đầu tập trung vào việc xây dựng và phát triển phần mềm quản lý dự án. Ở Basecamp, mỗi nhân viên có thể tự do sống và làm việc ở nơi họ muốn, có thể là ở nhà hoặc thậm chí khi đang đi du lịch vòng quanh thế giới.

Basecamp còn có một quy tắc lạ lùng: “Ngày thứ năm im lặng” – tất cả mọi người trong văn phòng sẽ giữ trật tự tuyệt đối vào mỗi thứ năm hằng tuần. Ngay cả CEO cũng không được phép nói chuyện.

Có thể bạn nghĩ rằng những chính sách đó của Basecamp hoàn toàn đi ngược lại với văn hoá cộng tác: Cùng nhau phát triển phần mềm, nhưng mỗi nhân viên lại không hề gặp mặt và trao đổi?

Tuy nhiên, im lặng lại chính là cách thức cộng tác hiệu quả nhất – theo như triết lý của Jason Fried – nhà đồng sáng lập Basecamp. Nó đã được gói gọn trong một bài nói chuyện trên chương trình TED talk với tựa đề “Why work doesn’t happen at work?” – Tại sao công việc thường không được giải quyết tại nơi làm việc?

Fried tin rằng 2 yếu tố quan trọng nhất khiến nhân viên không thể tập trung làm việc tại công sở là Sếp và Họp hành. Bởi vậy, không trò chuyện hoặc không gặp mặt (làm việc tại nhà) chính là giải pháp hiệu quả chấm dứt sự gián đoạn và giúp tăng năng suất lao động.

Vậy khi cần trao đổi, giao tiếp với nhau thì sao?

Basecamp tin tưởng sử dụng các nền tảng giao tiếp trực tuyến thụ động hơn lời nói (gửi email, tin nhắn, sử dụng phần mềm quản lý,…). Theo đó, sự gián đoạn chỉ là tạm thời tại một số thời điểm nhất định cho nhân viên lựa chọn. “Chúng ta có thể tạm thời không dùng email, nhưng chúng ta không thể từ chối sếp.”

Văn hoá cộng tác này đã trở thành nét đặc trưng của Basecamp, là một case study tiêu biểu trong cuộc cách mạng số hoá doanh nghiệp.

  1. Facebook: Văn hoá học tập

Case study lý tưởng nhất là một công ty có môi trường học tập tiến bộ, đã xây dựng được quy trình đào tạo và thực hành cụ thể, đồng thời nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo.

Facebook chính là một công ty đã xây dựng thành công nền tảng và không ngừng trau dồi văn hoá học tập như vậy.

Song song với mục tiêu tăng trưởng kinh doanh của Facebook luôn luôn là cơ hội phát triển cho nhân viên. Phương pháp mà Mark Zuckerberg áp dụng là các chương trình học tập nhằm mang lại trải nghiệm cá nhân hoá và tự học cho nhân viên.

Tạm kết

Chắc chắn mọi doanh nghiệp phải cải thiện nền tảng văn hoá khi thực hiện chuyển đổi số. Nhưng định hướng thay đổi như thế nào, đâu là công nghệ mới cần áp dụng, đâu là yếu tố cốt lõi bắt buộc phải giữ lại,… đều là những câu hỏi không dễ trả lời.

Mong rằng với 5 case study điển hình về 5 đặc trưng văn hoá doanh nghiệp thời kỳ chuyển đổi số trên đây, bạn có thể xây dựng được chiến lược tuyệt vời nhất cho công ty mình.

Tin Tức Khác

01 April, 2024

Hoạch định chiến lược & Quy trình 5 bước tối ưu cho Doanh nghiệp SMEs

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hoạch định chiến…

13 March, 2024

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh…

05 March, 2024

Lợi ích của phần mềm quản lý phân phối DMS

Giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS…

28 February, 2024

Social CRM là gì? Lợi ích và các bước triển khai Social CRM

Sau hơn 25 chính thức du nhập vào Việt…

05 February, 2024

Phần mềm quản lý nhân sự – Sự lựa chọn 4.0 cho doanh nghiệp

Quản lý nhân viên luôn là một thách thức…

29 January, 2024

Salesforce Experience Cloud: Chìa khoá để cải thiện Customer Loyalty

Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua trải…

23 January, 2024

Cách triển khai Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng hiệu quả?

Giải pháp Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng…

08 January, 2024

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả

Tăng trải nghiệm khách hàng là một trong những…

04 January, 2024

Phần mềm quản lý kho ERP tổng thể cho các doanh nghiệp

Hiện nay, phần mềm quản lý kho ERP đã trở thành…