Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

21 November, 2022

Các tiêu chí đánh giá Hiệu suất của doanh nghiệp

Dịp cuối năm, nhà quản lý thường khá quay cuồng trong các báo cáo, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động cuối năm (hay còn gọi là đánh giá hiệu suất/ hiệu quả công việc) và định hướng, lập kế hoạch cho năm mới. Việc đánh giá hiệu suất doanh nghiệp này được coi là chìa khóa cho sự thành công, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, để xây dựng và đo lường hiệu suất trong doanh nghiệp lại không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá cơ bản:

  • Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng
  • Đánh giá công bằng, khách quan
  • Đánh giá để phát triển
  • Thời gian thực hiện đánh giá thường xuyên và liên tục
  1. Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng:

Cho dù áp dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào, nhà quản lý cũng nên có các tiêu chí đánh giá nhân viên. Các tiêu chí này cần rõ ràng và quan trọng nhất là phải đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí “chung chung” dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới.

Tiêu chí đánh giá phải gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt tới ứng với từng vị trí công việc của từng nhân viên. Các tiêu chí phải được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá để nhân viên hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của người quản lý đối với mình.

Nhà quản lý không nên thay đổi các yêu cầu của mình đối với nhân viên khi bắt đầu tiến hành đánh giá vì khi đó nhân viên sẽ không có cơ hội để điều chỉnh bản thân. Tuy vậy, để tạo sự “mới mẻ” và “thách thức” cho nhân viên, nhà quản lý đôi lúc cũng cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá và phải thông báo từ sớm cho nhân viên biết.

Nội dung của các thay đổi này có thể nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Chẳng hạn như doanh số bán hàng, độ lớn của thị trường đối với nhân viên tiếp thị, kinh doanh; hoặc số thư khen, những lời phàn nàn từ khách hàng để đánh giá đối với nhân viên cung ứng dịch vụ…

  1. Đánh giá công bằng, khách quan

Hầu hết các doanh nghiệp đang trong tình trạng đánh giá năng lực nhân viên một cách máy móc và cảm tính. Họ thiếu đi những thước đo chính xác cho từng vị trí nhân viên. Do vậy việc thiết lập bộ tự điển năng lực cho nhân viên và các chỉ số đo lường đánh giá KPI cho công việc là 2 nhân tố không thể thiếu trong việc triển khai quy trình đánh giá thành công.

Để tối đa hóa tính công bằng, việc đánh giá năng lực cần được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau: bản thân tự đánh giá, nhận đánh giá từ cấp trên hoặc đồng nghiệp.

Mọi nhân viên đều muốn biết cấp trên của mình đánh giá năng lực của mình ra sao. Vì vậy việc thông tin kịp thời cho nhân viên về hiệu quả và năng lực là một bước cần thiết trong quá trình đánh giá.

  1. Đánh giá để phát triển

Khi đánh giá, cấp quản lý cũng cần chỉ ra những điểm yếu cần khắc phục nhằm cải thiện năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên, giúp họ vươn lên những mục tiêu cao hơn nữa. Tuy nhiên các nhà quản lý cũng không nên quá tiêu cực đối với những sai lầm của nhân viên, thiếu sự động viên họ. Như vậy vô tình sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình làm việc và phát triển năng lực làm việc cũng như năng lực bản thân.

Các nhà quản lý cần xác định việc đánh giá năng lực sẽ là động lực giúp nhân viên phấn đấu hơn trong cải thiện kỹ năng, kiến thức nhằm nâng cao hiệu suất chứ không phải sức ép đè họ xuống. Từ kết quả đánh giá cũng như nguyện vọng của nhân viên, doanh nghiệp sẽ có được kế hoạch phát triển nhân sự lâu dài và bền vững.

  1. Thời gian đánh giá: Thực hiện đánh giá thường xuyên

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đánh giá năng lực vào dịp cuối năm, làm cơ sở xét thưởng và tăng lương. Tuy nhiên, tốt nhất là doanh nghiệp nên đánh giá thường xuyên, định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo bám sát mục tiêu của doanh nghiệp và các giá trị khen thưởng, đào tạo. Nếu định kỳ đánh giá quá dài (1 năm/lần) thì chúng ta không còn cơ hội để điều chỉnh và ý nghĩa khuyến khích của khen thưởng cũng không còn đầy đủ giá trị. Đó là chưa kể, để lâu, chúng ta dễ bị “quên” thành tích nhưng lại có nguy cơ “nhớ” rất rõ lỗi của nhân viên làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Việc thường xuyên trao đổi mục tiêu và cách thức làm việc sẽ là một phương pháp hiệu quả giúp nhân viên giải quyết các vấn đề nảy sinh nhanh chóng và tránh tình trạng tồn đọng trong 1 thời gian dài.

Tin Tức Khác

13 March, 2024

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh…

05 March, 2024

Lợi ích của phần mềm quản lý phân phối DMS

Giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS…

28 February, 2024

Social CRM là gì? Lợi ích và các bước triển khai Social CRM

Sau hơn 25 chính thức du nhập vào Việt…

05 February, 2024

Phần mềm quản lý nhân sự – Sự lựa chọn 4.0 cho doanh nghiệp

Quản lý nhân viên luôn là một thách thức…

29 January, 2024

Salesforce Experience Cloud: Chìa khoá để cải thiện Customer Loyalty

Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua trải…

23 January, 2024

Cách triển khai Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng hiệu quả?

Giải pháp Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng…

08 January, 2024

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả

Tăng trải nghiệm khách hàng là một trong những…

04 January, 2024

Phần mềm quản lý kho ERP tổng thể cho các doanh nghiệp

Hiện nay, phần mềm quản lý kho ERP đã trở thành…

25 December, 2023

E-CRM – Công cụ hữu ích để quản lý quan hệ khách hàng điện tử

Khách hàng là tài sản quý giá nhất của…