Kỹ thuật quản lý hàng tồn kho hiệu quả năm 2024
Bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại yêu cầu nhiều yếu tố và các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với những sự gián đoạn, khó khăn từ yếu tố bên ngoài. Biến động kinh tế toàn cầu, thay đổi về cung và cầu khiến các doanh nghiệp phải gia tăng sức mạnh từ nền tảng công nghệ, áp dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho để kiểm soát khó khăn.
Theo một khảo sát gần đây, “82% số người được hỏi không thể định lượng ROI trên hệ thống quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp – nhưng chính doanh nghiệp vẫn đang phải chi trả cho những hệ thống lỗi thời này”. Các yếu tố khác như căng thẳng thương mại, bất ổn chính trị và áp lực lạm phát tạo ra hiệu ứng cánh bướm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung, giá thành của các mặt hàng và mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp được trang bị phần mềm quản lý hàng tồn kho có cơ hội dễ dàng ứng phó với tình trạng lạm phát và lãi suất gia tăng bằng cách điều chỉnh chiến lược giá, xem xét lại các điểm đặt hàng và tối ưu hóa mối quan hệ nhà cung cấp cũng như mức tồn kho để giảm thiểu tác động đến tỷ suất lợi nhuận.
Phần mềm quản lý hàng tồn kho linh hoạt trở thành tài sản chiến lược, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh thị trường đầy bất ổn ngày nay.
5 kỹ thuật quản lý hàng tồn kho doanh nghiệp cần nắm bắt trong năm 2024
- Dự báo nhu cầu: Doanh nghiệp nên chuyển dịch sử dụng các nền tảng có tích hợp tính năng phân tích nâng cao để dự đoán số lượng mỗi mặt hàng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tính năng dự báo nhu cầu được tận dụng dựa trên dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường và thời điểm mùa vụ để đưa ra dự báo. Bằng cách phân tích dữ liệu hiệu suất bán hàng lịch sử và xác định xu hướng, doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu trong tương lai, điều chỉnh số lượng đặt hàng tối thiểu và điểm đặt hàng lại.
- Phân tích ABC: Phân tích ABC là một kỹ thuật quản lý hàng tồn kho mang tính chiến lược nhằm phân loại các mặt hàng thành ba loại – A, B và C – dựa trên giá trị hàng tồn kho. Kỹ thuật này giúp doanh nghiệp nắm được thông tin và phân bổ nguồn lực cho việc quản lý kho cho từng mặt hàng. Các mặt hàng loại A, thường là các sản phẩm có giá trị cao, được giám sát chặt chẽ và đánh giá thường xuyên hơn, đảm bảo rằng các nguồn lực được đầu tư cho những mặt hàng quan trọng nhất. Cách tiếp cận này cho phép doanh nghiệp phân bổ thời gian, nguồn lực một cách hiệu quả, tối ưu hóa các hoạt động quản lý hàng tồn kho và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.
- Số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ): MOQ là chỉ số thể hiện số lượng tối thiểu của một mặt hàng mà nhà cung cấp sẵn sàng bán cho doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả MOQ vô cùng quan trọng để duy trì hiệu quả chi phí và giảm lượng hàng tồn kho dư thừa. Tối ưu hóa MOQ bao gồm việc phân tích các thỏa thuận với nhà cung cấp, đánh giá mô hình nhu cầu và điều chỉnh số lượng đặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Bằng cách cân bằng giữa đáp ứng các tiêu chí của nhà cung cấp và tránh việc dự trữ không cần thiết, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả chi phí, giảm chi phí lưu kho và đảm bảo quy trình quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn.
- Công thức tính toán số lượng đơn hàng: Việc cân bằng số lượng đơn hàng luôn là một bài toán khó cho những nhà quản lý tồn kho, nếu nhu cầu cao bất thường dễ dẫn đến nguy cơ lỗi thời có tính toán, hoặc khi không đủ lượng hàng đáp ứng lại dễ dẫn đến tình trạng “cháy hàng”. Với quyền truy cập và tra soát dữ liệu lịch sử, doanh nghiệp có khả năng xác định điểm đặt hàng thêm tối ưu cho các mặt hàng của doanh nghiệp, việc tính toán sẽ khách quan hơn nhờ vào thông tin chi tiết trên dữ liệu thay vì cảm quan theo trực giác.
- Khả năng hiển thị hàng tồn kho: Khả năng hiển thị hàng tồn kho theo thời gian thực là yếu tố then chốt để quản lý hàng tồn kho hiện đại. Bằng cách tận dụng công nghệ, doanh nghiệp có thể theo dõi mức tồn kho trong chuỗi cung ứng theo thời gian thực. Nền tảng dựa trên đám mây của Oracle Netsuite cung cấp bảng dashboard tổng hợp, hiển thị tức thì về các vị trí hàng tồn kho. Khả năng hiển thị này cho phép doanh nghiệp liên tục theo dõi sự biến thiên thay đổi của hàng tồn kho, xác định các “nút thắt cổ chai” tiềm ẩn và phản ứng kịp thời với những thay đổi về cung hoặc cầu. Từ đó, doanh nghiệp tận dụng ưu thế vượt trội này để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn, cải thiện hoạt động và duy trì mức tồn kho tối ưu từ bức tranh trực quan về tình hình hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Giải pháp nào giúp cải thiện quản lý hàng tồn kho?
- Áp dụng công nghệ: Việc triển khai nền tảng tích hợp hệ thống quản lý hàng tồn kho tân tiến sẽ giúp công việc kiểm kê kho hàng ngày được tự động hóa, giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, từ đó đội ngũ quản lý có thời gian và nguồn lực để theo dõi và cập nhập rõ hơn về cung và cầu theo thời gian thực, tập trung vào các mặt hàng cần lưu ý và nhanh chóng tăng ROI.
- Thường xuyên xem xét và cập nhật chính sách tồn kho: Thị trường luôn thay đổi liên tục, do đó các chính sách hàng tồn kho cũng cần được thường xuyên xem xét và cập nhập linh hoạt dựa trên xu hướng thay đổi của cung và cầu.
- Đào tạo đội ngũ nhân sự: Lực lượng lao động cần liên tục được đào tạo và học hỏi để cập nhập kiến thức mới, đảm bảo có thể vận dụng thành thạo các giải pháp quản lý hàng tồn kho nhờ vào công nghệ, giải phóng nguồn lực cho những nhiệm vụ quan trọng hơn và giảm thiểu tối đa sai sót do thực hành thủ công.
Quản lý hàng tồn kho trên nền tảng đám mây theo thời gian thực
Giải pháp ERP là hướng di số 1 dành cho doanh nghiệp tầm trung (mid-size). Theo đó, AsiaSoft cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện với cốt lõi từ hệ thống tài chính kế toán mạnh mẽ, từ đó cung cấp công cụ quản lý hàng tồn kho thông minh, đáp ứng được nhu cầu thị trường thay đổi liên tục.
Với tính linh hoạt và tiện lợi, Giải pháp phần mềm của AsiaSoft cho phép người dùng truy cập hệ thống từ mọi nơi, mọi lúc, dữ liệu được cập nhập liên tục theo thời gian thực nhờ được phát triển trên nền tảng Cloud.
Bằng việc tự động cập nhật dữ liệu hàng tồn kho theo thời gian thực và tối ưu hóa quy trình đặt hàng và nhập hang, giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót. Khả năng phân tích và báo cáo của NetSuite cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động hàng tồn kho, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
Kết luận
Sự biến động của cung cầu, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn đã thúc đẩy các doanh nghiệp cần đầu tư vào một nền tảng quản lý hàng tồn kho tốt hơn, hiện đại hơn và thông minh hơn.