Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

02 June, 2023

Phần mềm kế toán – Asia Accounting (Asia Standard)

Phần mềm kế toán – Asia Accounting (Asia Standard) là một phiên bản phần mềm kế toán quản trị chỉnh sửa theo yêu cầu quản lý đặc thù của doanh nghiệp của Asiasoft. Asia Accounting được phát triển và hoàn thiện liên tục từ năm 2001. Asia Accounting cung cấp giải pháp kế toán cho người dùng với rất nhiều các phân hệ độc lập kết hợp với nhau:

1. KẾ TOÁN TỔNG HỢP

  • Phân hệ kế toán tổng hợp đóng vai trò trung tâm tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ các phân hệ khác. Trong phân hệ Kế toán tổng hợp, NSD có thể:
    • Thiết lập kế hoạch doanh thu, chi phí, công nợ và tập hợp số liệu, lên báo cáo so sánh kế hoạch và thực hiện.
    • Cập nhật các chứng từ kế toán, các bút toán định kỳ.
    • Thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển tự động cuối kỳ.
    • Thực hiện tổng hợp số liệu từ các phân hệ khác để lên các sổ sách, báo cáo kế toán; báo cáo thuế.
  • Các chứng từ đầu vào:
    • Phiếu kế toán
    • Phiếu kế toán 2 tỷ giá
    • Bút toán kết chuyển tự động
    • Bút toán phân bổ tự động
    • Hạch toán ngoại bảng
    • Cho phép hạch toán nhiều nhóm định khoản1 nợ/nhiều có hoặc 1 có/nhiều nợ trong 1 chứng từ kế toán.
    • Cho phép copy thông tin của 1 chứng từ thành chứng từ khác.
  • Báo cáo tài chính
    • Bảng cân đối phát sinh các tài khoản
    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo kết quả hoạt động SXKD
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • Thuyết minh báo cáo tài chính
    • Các báo cáo tài chính đều có mẫu phân tích cho nhiều kỳ, so sánh giữa các công ty, bộ phận.
    • Đã thiết lập đầy đủ công thức lấy dữ liệu theo QĐ15 và QĐ48, ngoài ra cho phép NSD tự định nghĩa công thức cho các báo cáo.
  • Sổ sách kế toán
    • Sổ kế toán theo hình thức NKC
    • Sổ kế toán theo hình thức CTGS
    • Đầy đủ các biểu mẫu sổ sách theo QĐ15 và QĐ48.
  • Báo cáo thuế
    • Bảng kê chứng từ hàng hóa mua vào
    • Bảng kê chứng từ hàng hóa bán ra
    • Sổ theo dõi thuế được hoàn lại, miễn giảm
    • Tờ khai thuế GTGT
    • Tờ khai thuế TNDN
    • Biểu mẫu báo cáo thuế theo TT60/2007/TTBTC
    • Cho phép kết xuất dữ liệu bảng kê mua vào, bán ra theo đúng định dạng của chương trình HTKK 2.5.2 để nhập vào chương HTKK2.5.2.
  • Báo cáo quản trị phân tích
    • Cung cấp các báo cáo quản trị, phân tích cho nhiều kỳ, theo bộ phận, đơnvị cơ sở
    • Cho phép NSD thiết lập công thức để lấy dữ liệu cho các báo cáo
  • Theo dõi tài khoản ngoại bảng
    • Chương trình cho phép NSD nhập số dư tài khoản ngoại bảng
    • Hạch toán tài khoản ngoại bảng
    • Lên báo cáo sổ chi tiết tài khoản ngoại bảng
  • Theo dõi kế hoạch doanh thu, chi phí, công nợ
    • Thiết lập kế hoạch doanh thu, chi phí, công nợ cho từng tháng
    • Lên các báo cáo so sánh giữa kế hoạch và thực tế

2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT – NGÂN HÀNG

  • Phân hệ kế toán Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng dùng để theo dõi các khoản thu chi và thanh toán liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay.Phân hệ này cho phép NSD thực hiện:
    • Cập nhật chứng từ thu, chi theo khách hàng, hợp đồng, hóa đơn mua bán và theo các khoản mục chi phí từ quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
    • Theo dõi số dư phiếu chi tạm ứng, thực hiện thanh toán tạm ứng
    • Cập nhật và theo dõi các khế ước vay tiền ngân hàng, vay của các cá nhân, đơn vị; Theo dõi vay, lãi vay và thanh toán tiền vay
  • Các chứng từ đầu vào:
    • Phiếu thu
    • Phiếu thu 2 tỷ giá
    • Phiếu chi
    • Phiếu chi 2 tỷ giá
    • Giấy báo có
    • Giấy báo nợ
    • Chứng từ ngoại tệ 2 tỷ giá
    • Phiếu thanh toán hoàn ứng
  • Thu/chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
    • Theo dõi thu tiền, chi tiền chi tiết theo hóa đơn bán ra hoặc mua vào
    • Cho phép thu, chi tiền cho nhiều đối tượng khách hàng, nhà cung cấp trên cùng 1 chứng từ hoặc chi
    • Trong trường hợp chi thanh toán thẳng cho các khoản chi phí, chương trình cho phép NSD kê khai hóa đơn GTGT đầu vào để lên báo cáo thuế đầu vào
    • Đối với các phát sinh ngoại tệ, cho phép quản lý và hạch toán theo tỷ giá giao dịch thực tế. Tự động tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá hạch toán và tỷ giá thanh toán
    • Cho phép NSD in ủy nhiệm chi theo mẫu tự sửa
  • Theo dõi tiền vay
    • Cho phép NSD cập nhật các hợp đồng vay tiền (khế ước)
    • Thực hiện việc vay và thanh toán tiền vay cho từng khế ước
    • Theo dõi lãi vay và hạn thanh toán cho từng khế ước
  • Thanh toán hoàn ứng
    • Cập nhật số dư phiếu chi tạm ứng
    • Thanh toán hoàn ứng, theo dõi số dư của từng phiếu chi tạm ứng sau từng lần thanh toán hoàn ứng
  • Báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
    • Sổ quỹ và sổ quỹ in từng ngày
    • Sổ nhật ký thu tiền
    • Sổ nhật ký chi tiền
    • Sồ chi tiết tài khoản
    • Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
    • Bảng cân đối phát sinh theo ngày của tài khoản
    • Bảng cân đối phát sinh các tiểu khoản của 1 tài khoản
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • Báo cáo số dư tiền tại quỹ và tại các ngân hàng
    • Bảng kê chứng từ
    • Bảng kê chứng từ của một tài khoản theo tài khoản đối ứng/khách hàng/sản phẩm/hợp đồng/bộ phận/mã phí
    • Tổng hợp phát sinh của một tài khoản theo tài khoản đối ứng/khách hàng/sản phẩm/hợp đồng/bộ phận/mã phí
  • Báo cáo tiền vay
    • Bảng tính lãi vay theo khế ước
    • Báo cáo tình hình trả và thời hạn thanh toán của các khế ước
    • Bảng kê khế ước đến hạn và quá hạn thanh toán
    • Sổ chi tiết tiền vay

3. KẾ TOÁN BÁN HÀNG & CÔNG NỢ PHẢI THU

Phân hệ kế toán Bán hàng và công nợ phải thu cung cấp các chức năng theo dõi và xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bán hàng và công nợ phải thu.

Các chức năng của phân hệ này:

  • Cập nhật các hoá đơn bán hàng, hoá đơn bán dịch vụ, đơn đặt hàng của khách hàng, phiếu nhập hàng bán bị trả lại, chứng từ bù trừ công nợ. Khi làm hóa đơn có thế xem được phiếu nhập để tham khảo giá.
  • Cập nhật danh mục giá bán, danh mục thuế suất
  • Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng bán ra.
  • Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, hợp đồng.
  • Theo gõi thuế GTGT của hàng hoá bán ra.
  • Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.
  • Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán hàng tồn kho và kế toán tổng hợp

Các chứng từ đầu vào:

  • Đơn hàng bán
  • Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
  • Phiếu nhập hàng bán trả lại
  • Hóa đơn dịch vụ
  • Chứng từ phải thu khác
  • Vào các hóa đơn GTGT đầu ra khác
  • Phân bổ tiền phải thu cho các hóa đơn

Nghiệp vụ bán hàng

  • Quản lý giá bán chi tiết theo từng mặt hàng, ngày hiệu lực và tự động lấy giá bán lên hóa đơn bán hàng
  • Cho phép nhập đơn đặt hàng của khách hàng và nhập hóa đơn bán hàng từ đơn đặt hàng đã có
  • Theo dõi hóa đơn bán hàng chi tiết theo nhân viên/bộ phận bán hàng, theo vụ việc hợp đồng
  • Cho phép xuất bán từ nhiều kho, nhiều lô. Tùy chọn cho hay không cho xuất nếu tồn kho âm
  • Tự động tính toán thuế và chuyển vào bảng kê hóa đơn bán ra
  • Hạch toán và ghi nhận chiết khấu bán hàng theo quy định
  • Cho phép NSD in hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho theo mẫu hoặc in hóa đơn theo mẫu hóa đơn của BTC

Công nợ phải thu

  • Cho phép thực hiện điều chỉnh, thực hiện các bút toán bù trừ công nợ giữa các khách hàng và nhà cung cấp
  • Thực hiện phân bổ tiền phải thu cho các hóa đơn bán hàng từ các chứng từ thanh toán tiền hàng (phiếu thu, báo có …)
  • Theo dõi chi tiết công nợ phải thu theo khách hàng, theo vụ việc – hợp đồng, theo hóa đơn

Báo cáo bán hàng

  • Sổ nhật ký bán hàng
  • Sổ chi tiết bán hàng
  • Bảng kê hóa đơn bán hàng
  • Bảng kê hóa đơn bán hàng nhóm theo khách hàng, theo vụ việc hợp đồng, theo mã nhập xuất …
  • Báo cáo bán hàng
  • Báo cáo bán hàng phân tích theo thời gian
  • Báo cáo bán hàng phân tích theo giá bán
  • Báo cáo bán hàng nhóm theo 2 chỉ tiêu
  • Báo cáo tình hình thực hiện đơn hàng bán
  • Bảng kê hàng bán bị trả lại
  • Tổng hợp hàng bán bị trả lại …

Báo cáo công nợ phải thu theo khách hàng

  • Sổ chi tiết công nợ
  • Biên bản đối chiếu công nợ
  • Bảng cân đối phát sinh công nợ của 1 tài khoản, nhiều tài khoản
  • Bảng cân đối phát sinh công nợ theo khách hàngvụ việc và ngược lại
  • Bảng cân đối phát sinh công nợ theo khách hàngcông trình và ngược lại
  • Tổng hợp số dư công nợ đầu kỳ/cuối kỳ

Báo cáo công nợ phải thu theo hóa đơn

  • Bảng kê công nợ phải thu theo hóa đơn
  • Bảng kê chi tiết thu tiền theo hóa đơn
  • Bảng kê công nợ của các hóa đơn theo hạn thanh toán

4. KẾ TOÁN MUA HÀNG & CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

Phân hệ kế toán Mua hàng và công nợ phải trả cung cấp các chức năng theo dõi và xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mua hàng và công nợ phải trả.

Các chức năng của phân hệ này:

  • Cập nhật Phiếu nhập mua, phiếu nhập khẩu, phiếu nhập chi phí mua hàng, phiếu xuất trả lại nhà cung cấp, chứng từ bù trừ công nợ.
  • Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng mua vào theo mặt hàng, nhà cung cấp và hợp đồng.
  • Theo dõi các khoản phải trả, tình hình trả tiền và tình trạng phải trả cho các nhà cung cấp.
  • Theo dõi thuế GTGT của hàng hoá mua vào.
  • Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả liên kết số liệu với phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán hàng tồn kho và kế toán tổng hợp.

Các chứng từ đầu vào:

  • Đơn hàng mua
  • Phiếu nhập mua
  • Phiếu nhập khẩu
  • Phiếu nhập chi phí
  • Phiếu xuất trả nhà cung cấp
  • Chứng từ phải trả khác
  • Vào các hóa đơn GTGT đầu vào khác
  • Phân bổ tiền phải trả cho các hóa đơn

Nghiệp vụ mua hàng:

  • Cho phép nhập đơn đặt hàng cho nhà cung cấp và lập phiếu nhập mua, nhập khẩu từ đơn đặt hàng đã có
  • Theo dõi nhập mua, nhập khẩu theo vụ việc hợp đồng, theo lô
  • Các chi phí mua hàng có thể nhập cùng với phiếu nhập mua hoặc nhập thành 1 phiếu nhập chi phí khác, chương trình hỗ trợ các chức năng phân bổ chi phí
  • Hỗ trợ kê khai các thông tin hóa đơn GTGT đầu vào và cập nhật vào bảng kê hóa đơn đầu vào

Công nợ phải trả:

  • Cho phép thực hiện điều chỉnh, thực hiện các bút toán bù trừ công nợ giữa các khách hàng và nhà cung cấp
  • Thực hiện phân bổ tiền phải trả cho các hóa đơn đầu vào chứng từ thanh toán (phiếu chi, báo nợ…)
  • Theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo khách hàng, vụ việc – hợp đồng, theo hóa đơn

Báo cáo mua hàng:

  • Sổ nhật ký mua hàng
  • Bảng kê phiếu nhập
  • Bảng kê hóa đơn bán hàng nhóm theo nhà cung cấp, theo vụ việc hợp đồng, theo dạng nhập, theo mặt hàng …
  • Tổng hợp hàng nhập mua
  • Báo cáo tình hình thực hiện đơn hàng mua
  • Báo cáo hàng nhập nhóm theo 2 chỉ tiêu …

Báo cáo công nợ phải trả theo nhà cung cấp:

  • Sổ chi tiết công nợ
  • Sổ nhật ký chi trả tiền mua hàng
  • Sổ tổng hợ công nợ chữ T
  • Bảng cân đối phát sinh công nợ của 1 tài khoản, nhiều tài khoản
  • Bảng cân đối phát sinh công nợ theo nhà cung cấpvụ việc và ngược lại
  • Tổng hợp số dư công nợ đầu kỳ/cuối kỳ

Báo cáo công nợ phải trả theo hóa đơn:

  • Bảng kê công nợ phải trả theo hóa đơn
  • Bảng kê chi tiết trả tiền theo hóa đơn
  • Bảng kê công nợ của các hóa đơn theo hạn thanh toán

5. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

Các chức năng của phân hệ này:

  • Cập nhật phiếu nhập thành phẩm, nhập mua – nhập khẩu, nhập khác; xuất cho sản xuất, xuất điều chuyển kho, xuất bán và xuất khác…
  • Theo dõi tồn kho tức thời và tồn kho cuối kỳ.
  • Tính giá vật tư tồn kho: bình quân tháng, bình quân di động, NTXT hoặc giá đích danh.
  • Theo dõi danh điểm vật tư theo cấu trúc cây. Độ dài mã vật tư 16 ký tự
  • Theo dõi giá vốn theo VNÐ và ngoại tệ.
  • Phân hệ kế toán hàng tồn kho có thể liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán mua hàng, kế toán chi phí giá thành và kế toán tổng hợp.

Các chứng từ đầu vào:

  • Phiếu nhập kho
  • Phiếu xuất kho

Quản lý hàng tồn kho

  • Tính giá và cập nhật giá vốn theo nhiều phương pháp: Trung bình tháng, bình quân di động, nhập trước xuất trước và tính giá đích danh
  • Quản lý tồn kho tối đa và tồn kho tối thiểu
  • Quản lý tồn kho theo lô
  • Cho phép khai báo thông tin lắp ráp thành phẩm và cho phép xuất kho theo thông tin lắp ráp
  • Quản lý hàng tồn kho theo 2 đơn vị tính

Báo cáo hàng nhập

  • Bảng kê phiếu nhập
  • Bảng kê phiếu nhập của một mặt hàng
  • Bảng kê phiếu nhập nhóm theo dạng nx
  • Bảng kê phiếu nhập nhóm theo mặt hàng
  • Tổng hợp hàng nhập kho
  • Báo cáo hàng nhập nhóm theo 2 chỉ tiêu
  • Bảng kê phiếu nhập nhóm theo nhà cung cấp
  • B/cáo giá trị hàng nhập nhóm theo k/h, hợp đồng …

Báo cáo hàng xuất

  • Bảng kê phiếu xuất
  • Bảng kê phiếu xuất của một mặt hàng, vật tư
  • Bảng kê phiếu xuất nhóm theo khách hàng
  • Bảng kê phiếu xuất nhóm theo vụ việc, hợp đồng
  • Bảng kê phiếu xuất nhóm theo dạng nhập xuất
  • Bảng kê phiếu xuất nhóm theo mặt hàng
  • Bảng kê phiếu xuất theo sản phẩm/công trình
  • Báo cáo hàng xuất nhóm theo 2 chỉ tiêu
  • Báo cáo giá trị hàng xuất nhóm theo khách hàng, hợp đồng, mã NX
  • Tổng hợp hàng xuất kho
  • Tổng hợp hàng xuất kho nhóm theo sản phẩm/công trình

Báo cáo hàng tồn kho

  • Thẻ kho / Sổ chi tiết vật tư
  • Hỏi số tồn kho của một vật tư
  • Tổng hợp nhập xuất tồn
  • Tổng hợp nhập xuất tồn theo lô
  • Báo cáo tồn kho
  • Báo cáo tồn theo kho
  • Báo cáo tồn kho hiện thời
  • Báo cáo tồn kho đầu kỳ
  • Báo cáo tồn kho theo phiếu nhập (giá NTXT)
  • Bảng giá trung bình tháng

6. KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Phân hệ kế toán Công cụ dụng cụ cung cấp các chức năng cập nhật và theo dõi công cụ dụng cụ; xuất công cụ dụng cụ đi sử dụng, báo hỏng công cụ; tính toán phân bổ công cụ dụng cụ.

Các chứng từ đầu vào:

  • Phiếu xuất công cụ dụng cụ
  • Báo hỏng công cụ dụng cụ

Chức năng

  • Cập nhật phiếu xuất Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần
  • Tự động tính và phân bổ giá trị vào chi phí.
  • Theo dõi số kỳ phân bổ, thời gian sử dụng.
  • Theo dõi theo bộ phận sử dụng, báo hỏng công cụ dụng cụ

Báo cáo công cụ dụng cụ

  • Bảng kê phiếu xuất công cụ dụng cụ
  • Báo cáo về báo hỏng công cụ dụng cụ
  • Báo cáo tình hình phân bổ công cụ dụng cụ và giá trị còn lại
  • Báo cáo tổng hợp xuất công cụ dụng cụ cho các bộ phận
  • Báo cảo tổng hợp số công cụ dụng cụ sử dụng tại các bộ phận
  • Bảng phẩn bổ công cụ dụng cụ
  • Sổ theo dõi công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng

7. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chức năng

  • Theo dõi tài sản cố định về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng…
  • Theo dõi tăng giảm và lý do tăng giảm tài sản cố định.
  • Theo dõi quá trình thay đổi nguyên giá và điều chuyển bộ phận sử dụng
  • Tính khấu hao, lên bảng phân bổ khấu hao và tạo các bút toán phân bổ khấu hao

Dữ liệu đầu vào

  • Khai báo tài sản cố định
  • Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
  • Khai báo thôi khấu hao TSCĐ
  • Khai báo giảm TSCĐ
  • Tính khấu hao và phân bổ khấu hao

Các báo cáo tài sản cố định

  • Thẻ tài sản
  • Bảng tính khấu hao
  • Bảng tính khấu hao theo nguồn vốn
  • Báo cáo chi tiết TSCĐ
  • Báo cáo kiểm kê TSCĐ
  • Bảng cáo kiểm kê TSCĐ theo nguồn vốn
  • Báo cáo tăng giảm TSCĐ
  • Báo cáo tăng giảm TSCD theo nguồn vốn
  • Bảng phân bổ khấu hao
  • Báo phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng
  • In danh mục TSCĐ

8. KẾ TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH

Chức năng

  • Khai báo và cập nhật các thông số (định mức, hệ số…) cần thiết để tính giá thành.
  • Theo dõi (tập hợp) chi phí (nguyên vật liệu, công cụ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng, lương, khấu hao, chi phí phân bổ) theo đơn vị sử dụng (bộ phận, phân xưởng, sản phẩm, đơn hàng), theo vụ việc (hợp đồng, công trình, đề án…)
  • Tự động phân bổ chi phí vào sản phẩm theo nhiều tiêu thức hoặc theo hệ số của người dùng
  • Theo dõi chi phí theo các khoản mục chi phí: văn phòng, công tác phí, điện thoại, đi lại…
  • Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp lựa chọn: theo phương định mức, theo phương pháp tỷ lệ; theo phương pháp giản đơn; theo chi phí trực tiếp; tính giá thành phân bước theo từng công đoạn, quy trình sản xuất công nghệ.
  • Tuỳ theo yêu cầu chương trình sẽ được sửa đổi để tính giá thành theo đúng đặc thù của doanh nghiệp.

Các báo cáo chi phí

  • Báo cáo chi phí theo tiểu khoản
  • Báo cáo chi phí theo vụ việc – hợp đồng
  • Báo cáo chi phí theo khoản mục phí

Giá thành giản đơn

  • Nhập trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • Tính giá thành sản phẩm và cập nhật cho các phiếu nhập thành phẩm
  • Sổ giá thành, thẻ giá thành
  • Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Giá thành định mức

  • Cập nhật định mức lương, NVL
  • Cập nhật giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • Tính giá thành sản phẩm và cập nhật cho các phiếu nhập thành phẩm
  • Bảng giá thành kế hoạch
  • Sổ giá thành, thẻ giá thành
  • Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Giá thành hệ số

  • Cập nhật hệ số quy chuẩn
  • Cập nhật giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • Tính giá thành sản phẩm và cập nhật cho các phiếu nhập thành phẩm
  • Sổ giá thành, thẻ giá thành

Giá thành công trình xây lắp

  • Bảng kê chứng từ theo công trình
  • Bảng tập hợp chi phí sản xuất theo công trình xây lắp
  • Báo cáo kết quả kinh doanh theo công trình xây lắp (Báo cáo KQKD. Phần 4)
  • Sổ giá thành công trình Phần I (Chi phí SX và giá thành thực tế)
  • Bảng chi phí sản xuất và giá thành công trình xây lắp
  • Sổ chi tiết sử dụng máy thi công

Quản trị hệ thống

 

Tin Tức Khác

27 September, 2023

Giải pháp chuỗi cung ứng DMS

1. Bán hàng theo thiết bị di động- DMS…

31 August, 2023

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LĨNH VỰC LOGISTICS

Phần mềm giúp quản lý các hoạt động của…

21 August, 2023

9 vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai ERP 

Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP…

16 August, 2023

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1. MỤC TIÊU & ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giải…

02 August, 2023

CRM là gì? Tìm hiểu về quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) đề cập…

19 July, 2023

Cấu trúc nhóm: Làm thế nào để tạo một nhóm?

Nhân viên là tài sản quý giá nhất của…

18 July, 2023

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT GIẢI PHÁP PHẦN MỀM QUẢN…

12 July, 2023

Cấu trúc phân chia công việc (WBS) trong quản lý dự án là gì

Cấu trúc phân chia công việc (WBS) là một…

07 July, 2023

Tầm quan trọng của quản lý thời gian tại nơi làm việc ngày nay

Bạn có thực sự hiểu ý nghĩa của tầm…