Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

19 September, 2022

5 CHIẾN LƯỢC THÔNG MINH TĂNG GIÁ SẢN PHẨM

Thật không vui khi phải nói với khách hàng là bạn sắp tăng giá. Chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển và hàng tá vấn đề của chuỗi cung ứng khiến bạn phải nghĩ đến việc tăng giá để ít nhất theo kịp với tốc độ lạm phát hiện giờ.

Vậy làm thế nào để tăng giá nhưng vẫn giữ được khách hàng và giảm thiểu rủi ro?

Cùng tham khảo 5 Chiến lược điều chỉnh tăng giá dưới đây, có thể sẽ phù hợp với bạn!

1. TĂNG GIÁ NHƯNG NÂNG CẤP SẢN PHẨM CÙNG LÚC

Bằng cách này, khách hàng sẽ cảm thấy được nhận nhiều hơn so với số tiền mà họ bỏ thêm. Doanh nghiệp cần bổ sung các tính năng, lợi ích hoặc bất cứ thứ gì để thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, nhưng tạo ra “nhận thức” về giá trị cao hơn nhiều.

Nếu bạn có thể gắn việc tăng giá với một “câu chuyện về giá trị lấy khách hàng làm trọng tâm”, thì bạn không chỉ có thể tránh được cơn thịnh nộ của khách hàng mà còn có thể vẽ ra một cơ hội sinh lời mới.

2. HIỆU ỨNG CHÊNH LỆCH GIÁ

Hiệu ứng chênh lệch giá được hiểu đơn giản là bạn tạo ra không gian hàng có cùng 1 dòng sản phẩm nhưng giá khác nhau, có loại cao cấp giá đắt, cũng có loại thông thường giá thấp hơn. Tất nhiên khách hàng sẽ tập trung vào loại giá thấp hơn. Việc của bạn đơn giản là tạo ra 1 phiên bản tốt hơn cho sản phẩm của mình, điều này làm cho giá sản phẩm thông thường có vẻ thấp hơn (mặc dù bạn đã tăng giá).

3. GIỮ GIÁ KHÔNG ĐỔI NHƯNG GIẢM BỚT

Khách hàng không nhạy cảm về số lượng như nhạy cảm về giá. Bạn có thể giảm bớt số lượng trên mỗi sản phẩm, hoặc tách nhóm sản phẩm. Nghĩa là bạn bớt một số tính năng trên sản phẩm và khách hàng sẽ phải trả thêm tiền nếu như họ muốn sử dụng chúng.

4. MẠNH MẼ “TÁI ĐỊNH VỊ” THƯƠNG HIỆU

Khi bán hoặc tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của bạn, bạn nói gì về nó? Lợi ích cốt lõi của bạn là gì? Bạn đại diện cho điều gì và điều gì khiến bạn thực sự độc đáo và đặc biệt? Và các đối thủ cạnh tranh chính của bạn nói gì về sản phẩm của họ? Đề xuất giá trị của bạn là gì khiến bạn đáng mua so với các đối thủ cạnh tranh chính của bạn?

Làm thế nào để bạn có thể kể câu chuyện của mình một cách ngắn gọn, súc tích nhất? Nếu khách hàng thực sự hiểu giá trị mà bạn mang đến, họ sẵn sàng mua sản phẩm cho dù giá tăng đến 30%

5. THEO DÕI CẠNH TRANH

Theo dõi danh mục của bạn và xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì trên mặt trận định giá. Đôi khi, chiến lược tốt nhất là chỉ cần đợi cho đến khi họ tăng giá, và sau đó làm theo họ.

–ĐIỂM MẤU CHỐT–

Tăng giá luôn là một thách thức, nhưng trong môi trường lạm phát hiện nay, đó là điều mà ban lãnh đạo phải hết sức cân nhắc … nếu không sẽ có nguy cơ làm loãng biên lợi nhuận của mình. Hãy thử nghĩ xem bạn có thể kết hợp một số chiến lược nói trên vào suy nghĩ của mình như thế nào trước khi lập kế hoạch.

Tin Tức Khác

01 April, 2024

Hoạch định chiến lược & Quy trình 5 bước tối ưu cho Doanh nghiệp SMEs

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hoạch định chiến…

13 March, 2024

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh…

05 March, 2024

Lợi ích của phần mềm quản lý phân phối DMS

Giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS…

28 February, 2024

Social CRM là gì? Lợi ích và các bước triển khai Social CRM

Sau hơn 25 chính thức du nhập vào Việt…

05 February, 2024

Phần mềm quản lý nhân sự – Sự lựa chọn 4.0 cho doanh nghiệp

Quản lý nhân viên luôn là một thách thức…

29 January, 2024

Salesforce Experience Cloud: Chìa khoá để cải thiện Customer Loyalty

Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua trải…

23 January, 2024

Cách triển khai Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng hiệu quả?

Giải pháp Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng…

08 January, 2024

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả

Tăng trải nghiệm khách hàng là một trong những…

04 January, 2024

Phần mềm quản lý kho ERP tổng thể cho các doanh nghiệp

Hiện nay, phần mềm quản lý kho ERP đã trở thành…