Hà Nội: 1900 636 585

TP Hồ Chí Minh: 1900 63 66 89

Đà Nẵng: 023 6222 9308

27 July, 2023

Doanh nghiệp bán lẻ làm gì để vươn mình trong cuộc đua giành thị phần 2023

Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.

Cuộc đua giành thị phần của các ông lớn ngành bán lẻ

Cuối 2022, đầu 2023 thị trường bán lẻ Việt Nam cạnh tranh sôi nổi về độ phủ của hàng loạt tên tuổi ngành bán lẻ, bằng cách nhượng quyền hoặc tối ưu hóa hệ sinh thái kinh doanh. GS25 vừa khai trương 200 cửa hàng vào đầu tháng 11, là một thương hiệu nổi lên nhờ nhượng quyền. Ngoài ra, Nova Consumer đã mua lại Sunrise Foods vào tháng 6 để kết nối tới 450.000 điểm bán lẻ và phát triển kinh doanh trang trại, trong khi đó The Sherpa (Tập đoàn Masan) mua lại 85% cổ phần của Phúc Long Heritage.

Không dừng lại ở đó, tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Retail lên kế hoạch tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong 5 năm tới, đặc biệt là phát triển 70 siêu thị tại 55/63 tỉnh thành. Việt Nam cũng đã thay thế Trung Quốc trở thành thị trường nước ngoài lớn thứ ba của tập đoàn bán lẻ Lotte của Hàn Quốc.

Trong khi đó, Tập đoàn AEON của Nhật cũng đang lên kế hoạch mở thêm trung tâm mua sắm và siêu thị tại Việt Nam. Mục tiêu mở 30 trung tâm mua sắm, siêu thị bách hóa tổng hợp vào năm 2030 và 100 siêu thị tại Hà Nội vào năm 2025.

Thị phần chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam (Nguồn: VTV)

Thị trường bán lẻ Việt Nam là mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng, các ông lớn bán lẻ nước ngoài đã có những động thái mạnh mẽ trong cuộc đua giành thị phần. Trong cuộc đua khốc liệt ấy, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa không chỉ cần cải tiến về chất lượng sản phẩm mà còn phải chú trọng đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số để bắt kịp các xu hướng tiêu dùng mới.

Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi liên tục.Báo cáo của Nielsen IQ cho biết rằng, tại Việt Nam kênh truyền thống vẫn tiếp tục là kênh bán lẻ chính và chiếm hơn 80% thị phần về doanh thu, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng trưởng ở khu vực và trên toàn cầu, giá trị doanh thu từ kênh truyền thống tại Việt Nam đã giảm mạnh (giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước). Điều này được lý giải bởi sự thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt. Có 3 xu hướng nổi lên trong thị trường bán lẻ:

Mua sắm trực tuyến

Bán hàng trực tuyến trên các kênh truyền thông mạng xã hội dần trở nên phổ biến và bùng nổ trong năm nay. TikTok xây dựng nền tảng bán hàng cho riêng mình, chuyển đổi nhóm người xem trực tuyến trở thành khách mua hàng. Sự xuất hiện của các KOL (Key Opinion Leaders) cũng thúc đẩy và gia tăng khả năng mua hàng trên trang mạng xã hội. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tăng cường việc phát triển thông qua hình thức hợp tác với những KOL hay người có ảnh hưởng, thay vì chỉ đơn thuần thuê hoặc tặng sản phẩm cho các nhà đánh giá, KOL hay influencers để làm video, viết bài đánh giá, unbox sản phẩm hoặc trực tiếp livestream bán hàng trên các kênh mạng xã hội của họ.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Để bắt kịp xu hướng, các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện các biện pháp nhằm cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng, tăng cường tính tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu của họ. Theo khảo sát của Vietnam Report, 69,2% số doanh nghiệp bán lẻ dự kiến tăng chi cho marketing nhằm hiểu rõ hơn về người tiêu dùng. Trong đó, hơn 2/3 số doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung vào các hoạt động marketing liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng.

Bán hàng đa kênh

Hình thức bán hàng đa kênh vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự liên kết hợp tác giữa cửa hàng bán lẻ truyền thống, kênh bán lẻ trực tuyến và nền tảng thương mại điện tử. Đây sẽ là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đa kênh của các doanh nghiệp bán lẻ. Các doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng một hành trình mua sắm liền mạch, hoàn thiện việc đặt hàng trực tuyến và phân phối thông qua cửa hàng vật lý.

Cuộc chiến giành thị phần giữa các doanh nghiệp bán lẻ đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các giải pháp chiến lược để phù hợp với nhu cầu và thói quen tiêu dùng mới. Nhất là trong giai đoạn người tiêu dùng đang có xu hướng mua sắm chủ yếu qua các kênh thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến. Trong tình hình đó, Salesforce CRM nổi lên như một giải pháp toàn diện có thể tháo gỡ mọi khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số để vươn lên cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

Các ứng dụng của Salesforce Commerce Cloud

Giải pháp dành cho doanh nghiệp ngành bán lẻ đến từ Salesforce

Tối ưu hoá trang thương mại điện tử, xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh

Với xu hướng mua sắm trực tuyến hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng đem lại trải nghiệm mua hàng trực tuyến giống như trải nghiệm tại cửa hàng. Các doanh nghiệp thực sự tập trung vào là hành trình của khách hàng và tạo ra sự liên kết giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến. Vì vậy, bây giờ khi một email được gửi đi về chương trình khuyến mãi tại cửa hàng, khách hàng cũng có thể mua sản phẩm đó trực tuyến ngay lập tức hoặc cũng có thể mua tại cửa hàng. Salesforce Commerce Cloud làm cho hành trình đa kênh trở nên liền mạch hơn và giúp doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời như nhau.

Quản trị quan hệ khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Với Salesforce Sales Cloud, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi được toàn bộ lịch sử tương tác của một cá nhân dù cho đó là khách hàng tiềm năng, khách đã mua hàng và cả những người đã drop giữa chừng. Mọi tương tác của người dùng trên nền tảng của doanh nghiệp đều được ghi lại và tổng hợp trên hệ thống Sales Cloud. Các tương tác có thể kể đến như bấm vào xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, thích sản phẩm, tần suất xem sản phẩm, thời gian dừng lại trên trang,…Tất cả các thông số này là dữ liệu quan trọng giúp nhân viên Sales điều chỉnh cách thức tiếp cận để tư vấn đúng và nhanh chóng chốt đơn.

Hệ thống là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Không chỉ trong mua sắm, việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu khiếu nại cực kì quan trọng. Điều này giúp cải thiện đáng kể hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, nâng cao uy tín, hạn chế các rủi ro.

Tin Tức Khác

13 May, 2024

Kỹ thuật quản lý hàng tồn kho hiệu quả năm 2024

Bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại yêu…

09 May, 2024

3 Mô hình quản trị giúp điều hành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất

Doanh nghiệp được quản trị, định vị tốt như…

01 April, 2024

Hoạch định chiến lược & Quy trình 5 bước tối ưu cho Doanh nghiệp SMEs

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, việc hoạch định chiến…

13 March, 2024

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp (cập nhật 2024)

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh…

05 March, 2024

Lợi ích của phần mềm quản lý phân phối DMS

Giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS…

28 February, 2024

Social CRM là gì? Lợi ích và các bước triển khai Social CRM

Sau hơn 25 chính thức du nhập vào Việt…

05 February, 2024

Phần mềm quản lý nhân sự – Sự lựa chọn 4.0 cho doanh nghiệp

Quản lý nhân viên luôn là một thách thức…

29 January, 2024

Salesforce Experience Cloud: Chìa khoá để cải thiện Customer Loyalty

Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua trải…

23 January, 2024

Cách triển khai Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng hiệu quả?

Giải pháp Data Cloud cho ngành Tài chính – Ngân hàng…